Người không lớn hơn 20 tuổi có nhận chăm sóc thay thế không? Thứ tự lựa chọn cá nhân, gia đình chăm sóc thay thế như thế nào?
Người không lớn hơn 20 tuổi có thể nhận chăm sóc thay thế không?
Khoản 2 Điều 63 Luật Trẻ em 2016 quy định về điều kiện cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế như sau:
a) Cá nhân, người đại diện gia đình là người cư trú tại Việt Nam; có sức khỏe và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có tư cách đạo đức tốt; không bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính về các hành vi xâm hại trẻ em; không bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác, ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình, dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật, mua, bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em;
b) Có chỗ ở và Điều kiện kinh tế phù hợp, bảo đảm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em;
c) Tự nguyện nhận chăm sóc trẻ em; có sự đồng thuận giữa các thành viên trong gia đình về việc nhận chăm sóc trẻ em; các thành viên trong gia đình không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính về các hành vi xâm hại trẻ em;
d) Người thân thích nhận trẻ em chăm sóc thay thế phải là người thành niên; các trường hợp khác phải hơn trẻ em từ 20 tuổi trở lên.
Như vậy, trừ khi người chăm sóc là người thân thích nếu không bắt buộc phải lớn hơn trẻ 20 tuổi trở lên.
Thứ tự lựa chọn cá nhân, gia đình chăm sóc thay thế
Theo Khoản 3 Điều 42 Nghị định 56/2017/NĐ-CP quy định về Thứ tự ưu tiên chọn cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế như sau::
a) Người thân thích;
b) Cá nhân, người đại diện gia đình nhận chăm sóc thay thế nơi trẻ em cư trú;
c) Công dân Việt Nam cư trú trong nước;
d) Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam.
Trân trọng!
Võ Ngọc Nhi