Tòa án quân sự xét xử những vụ án hình sự nào? Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự như thế nào?
Tòa án quân sự xét xử những vụ án hình sự nào?
Tòa án quân sự xét xử những vụ án hình sự nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi là Phan Quân, hiện đang sinh sống và làm việc tại Lâm Đồng trong lĩnh vực y tế. Gần đây, tôi có tìm hiểu thông tin về hoạt động điều tra, xét xử các vụ án hình sự. Tuy nhiên, một vài vấn đề tôi chưa nắm rõ. Nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi, hiện nay, pháp luật quy định như thế nào về thẩm quyền xét xử vụ án hình sự của Tòa án quân sự? Nội dung này tôi có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong nhận được hỗ trợ từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Phan Văn Quân (quan***@gmail.com)
Trả lời:
Đối với thắc mắc của bạn, cần xác định đây là vấn đề thẩm quyền xét xử theo đối tượng chính là sự phân định thẩm quyền xét xử giữa Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự căn cứ vào đối tượng phạm tội.
Thẩm quyền xét xử vụ án hình sự của Tòa án quân sự được quy định tại Điều 272 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Theo đó:
1. Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử:
a) Vụ án hình sự mà bị cáo là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu; dân quân, tự vệ trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc phối thuộc với Quân đội nhân dân trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; công dân được điều động, trưng tập hoặc hợp đồng vào phục vụ trong Quân đội nhân dân;
b) Vụ án hình sự mà bị cáo không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu hoặc gây thiệt hại đến tài sản, danh dự, uy tín của Quân đội nhân dân hoặc phạm tội trong doanh trại quân đội hoặc khu vực quân sự do Quân đội nhân dân quản lý, bảo vệ.
2. Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử tất cả tội phạm xảy ra trong địa bàn thiết quân luật.
Như vậy, có thể thấy, Tòa án nhân dân có thẩm quyền rộng hơn, xét xử hầu hết các đối tượng phạm tội, trừ những đối tượng thuộc thẩm quyền của Tòa án quân sự đã được quy định trong Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự 2002 cũng như quy định trên đây. Đồng thời, ngay trong thẩm quyền xét xử của các Tòa án quân sự cũng có sự phân biệt thẩm quyền theo đối tượng. Cấp bậc, chức vụ của quân nhân chính là căn cứ để xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự các cấp.
Trên đây là nội dung tư vấn về thẩm quyền xét xử vụ án hình sự của Tòa án quân sự. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự nào?
Thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án quân sự cấp quân khu được quy định ra sao? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi là Phan Quân, hiện đang sinh sống và làm việc tại Lâm Đồng trong lĩnh vực y tế. Gần đây, tôi có tìm hiểu thông tin về hoạt động điều tra, xét xử các vụ án hình sự. Tuy nhiên, một vài vấn đề tôi chưa nắm rõ. Tôi được biết, hiện nay hệ thống Tòa án của nước ta ngoài Tòa án nhân dân còn có Tòa án quân sự. Nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi, hiện nay, pháp luật quy định như thế nào về thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Tòa án quân sự cấp quân khu? Nội dung này tôi có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong nhận được hỗ trợ từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!
Nguyễn Ngọc Trâm (0904****)
Trả lời:
Thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án quân sự cấp quân khu được quy định tại Khoản 2 Điều 268 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Theo đó, Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm những vụ án:
a) Vụ án hình sự về các tội phạm không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực;
b) Vụ án hình sự có bị cáo, bị hại, đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản có liên quan đến vụ án ở nước ngoài;
c) Vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực nhưng có nhiều tình tiết phức tạp khó đánh giá, thống nhất về tính chất vụ án hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành; vụ án mà bị cáo là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, người có chức sắc trong tôn giáo hoặc có uy tín cao trong dân tộc ít người.
Như vậy, Tòa án quân sự cấp quân khu có thẩm quyền xét xử những vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, tức là những vụ án về những tội phạm mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt trên 15 năm tù; những vụ án không thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự khu vực được quy định tại Điểm a, b, c, d Khoản 1 Điều 268 Bộ luật tố tụng hình sự 2015; những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án quân sự khu vực nhưng Tòa án quân sự cấp quân khu xét thấy cần thiết phải lấy lên để xét xử do tính chất đặc biệt của vụ án.
Tuy nhiên, Bộ luật tố tụng hình sự 2015 vẫn chưa quy định cụ thể những vụ án hình sự nào mặc dù thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự khu vực nhưng Tòa án quân sự cấp quân khu vẫn quyết định lấy lên để xét xử. Do đó, việc đưa vụ án lên xét xử ở cấp trên căn cứ vào khả năng giải quyết vụ án của những người tiến hành tố tụng ở cấp dưới.
Trên đây là nội dung tư vấn về thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án quân sự cấp quân khu. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự nào?
Thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án quân sự khu vực được quy định ra sao? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Nha Trang trong lĩnh vực đánh bắt thủy hải sản. Gần đây, tôi có quan tâm về hoạt động điều tra, xét xử các vụ án hình sự. Tuy nhiên, một vài vấn đề tôi chưa nắm rõ. Nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi, hiện nay, pháp luật quy định như thế nào về thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Tòa án quân sự khu vực ? Nội dung này tôi có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong nhận được hỗ trợ từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!
Nguyễn Đình Nghĩa (nghia***@gmail.com)
Trả lời:
Thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án quân sự khu vực được quy định tại Khoản 1 Điều 268 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Theo đó:
Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm:
a) Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;
b) Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;
c) Các tội quy định tại các điều 123, 125, 126, 227, 277, 278, 279, 280, 282, 283, 284, 286, 287, 288, 337, 368, 369, 370, 371, 399 và 400 của Bộ luật hình sự;
d) Các tội phạm được thực hiện ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Căn cứ quy định trên đây, ta thấy pháp luật hiện hành trao cho Tòa án quân sự khu vực thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự với phạm vi khá rộng, chỉ trừ những tội phạm có tính chất đặc thù được liệt kê như các trường hợp trên.
Trên đây là nội dung tư vấn về thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án quân sự khu vực. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Trân trong!
Mạc Duy Văn