Việc lựa chọn biện pháp phòng, chống thiên tai để lồng ghép vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được quy định như thế nào?

Việc lựa chọn biện pháp phòng, chống thiên tai để lồng ghép vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được quy định như thế nào? Mong được anh/chị hướng dẫn.

Lựa chọn biện pháp phòng, chống thiên tai để lồng ghép vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Căn cứ Khoản 1 Điều 8 Thông tư 10/2021/TT-BKHĐT Đơn vị xây dựng Kế hoạch căn cứ quan điểm, định hướng xây dựng Kế hoạch, các biện pháp phòng, chống thiên tai quy định tại Điều 4 của Thông tư này để lựa chọn lồng ghép vào Kế hoạch:

a) Lựa chọn tất cả các biện pháp phòng, chống thiên tai để lồng ghép vào Kế hoạch nếu nguồn lực đảm bảo.

b) Lựa chọn một số biện pháp phòng, chống thiên tai ưu tiên để lồng ghép nếu nguồn lực hạn chế. Cách lựa chọn các biện pháp ưu tiên như sau:

- Đối với biện pháp dạng phi công trình, đơn vị xây dựng Kế hoạch căn cứ vào nội dung, hoạt động cụ thể của từng biện pháp để lựa chọn phù hợp.

- Đối với biện pháp công trình, đơn vị xây dựng Kế hoạch thực hiện lựa chọn theo hướng dẫn tại Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.

Đánh giá hiệu quả kinh tế của một biện pháp phòng, chống thiên tai dạng công trình để lồng ghép vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Căn cứ Khoản 2 Điều này đánh giá hiệu quả kinh tế của một biện pháp phòng, chống thiên tai dạng công trình để lồng ghép được thực hiện như sau:

a) Xác định tổng chi phí đầu tư gồm: Chi phí xây dựng; chi phí vận hành và một số chi phí khác (nếu có).

b) Xác định tổng lợi ích trên các mặt kinh tế, xã hội và môi trường: Đơn vị xây dựng Kế hoạch chủ động xây dựng tiêu chí xác định tổng lợi ích cho phù hợp với từng địa phương. Trong đó, cần tập trung vào một số tiêu chí sau: lợi ích bảo vệ các hoạt động kinh tế (sản xuất nông - lâm nghiệp, thủy sản, sản xuất công nghiệp, du lịch và thương mại, dịch vụ); lợi ích bảo vệ các loại công trình hạ tầng kỹ thuật; lợi ích bảo vệ nhà cửa, tài sản của người dân và lợi ích bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, hệ sinh thái.

c) Xác định hiệu quả kinh tế: Nếu tổng lợi ích lớn hơn tổng chi phí đầu tư càng nhiều thì biện pháp có hiệu quả kinh tế càng cao.

Tham khảo cách thức đánh giá hiệu quả kinh tế tại Phụ lục của Thông tư này.

Trân trọng!

Mạc Duy Văn

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào