Thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào Quy hoạch như thế nào? Quy trình thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào Kế hoạch.

Thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Căn cứ Điều 5 Thông tư 10/2021/TT-BKHĐT việc thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào Quy hoạch được quy định như sau:

Việc lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào Quy hoạch được thực hiện theo quy định của Luật Quy hoạch, các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Quy hoạch và quan điểm, nguyên tắc lồng ghép, biện pháp phòng, chống thiên tai quy định tại Điều 3, Điều 4 của Thông tư này.

Quy trình thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Căn cứ Điều 6 Thông tư này quy trình thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào Kế hoạch như sau:

1. Xây dựng quan điểm, định hướng lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào Kế hoạch thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 7 Thông tư này.

2. Lựa chọn các biện pháp phòng, chống thiên tai để lồng ghép vào Kế hoạch thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này.

3. Định hướng lồng ghép các biện pháp phòng, chống thiên tai vào Kế hoạch thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 9 Thông tư này.

4. Giám sát, đánh giá kết quả thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào Kế hoạch theo hướng dẫn tại Điều 10 của Thông tư này.

Xây dựng quan điểm, định hướng lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Căn cứ Điều 7 Thông tư này việc xây dựng quan điểm, định hướng lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào Kế hoạch như sau:

1. Quan điểm, định hướng là cơ sở để đơn vị chủ trì thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào Kế hoạch. Quan điểm, định hướng cần thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, định hướng lựa chọn biện pháp phòng, chống thiên tai sử dụng để lồng ghép vào Kế hoạch.

2. Quan điểm, định hướng được thể hiện trong các văn bản sau:

a) Nghị quyết, Quyết định và các hình thức văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến chủ trương, định hướng phát triển ngành, kinh tế - xã hội của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương.

b) Văn bản hướng dẫn xây dựng Kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội trung hạn và hằng năm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương.

Trân trọng!

Mạc Duy Văn

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào