Người nước ngoài muốn nhận đăng ký chăm sóc thay thế trẻ em cần phải làm gì?

Người nước ngoài muốn nhận đăng ký chăm sóc thay thế trẻ em cần làm gì? Ai có trách nhiệm lập hồ sơ cho trẻ em cần tìm gia đình chăm sóc thay thế? Bà Marie là người nước ngoài hiện đang ở Việt Nam muốn nhận một đứa trẻ mồ côi về chăm sóc thay thế thì phải đáp ứng những điều kiện gì? 

Người nước ngoài muốn nhận đăng ký chăm sóc thay thế trẻ em cần làm gì? 

Căn cứ Điều 39 Nghị định 56/2017/NĐ-CP quy định về đăng ký nhận chăm sóc thay thế như sau:

1. Cá nhân, người đại diện gia đình có nguyện vọng và đủ điều kiện nhận chăm sóc thay thế theo quy định tại khoản 2 Điều 63 Luật trẻ em làm đơn theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú để lập danh sách đăng ký nhận chăm sóc thay thế.

2. Cá nhân, người đại diện gia đình đăng ký hoặc nhận trẻ em chăm sóc, thay thế được các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em tư vấn về các quy định của pháp luật liên quan đến quyền và bổn phận của trẻ em, bảo vệ trẻ em và các kỹ năng về chăm sóc thay thế.

3. Cá nhân, người đại diện gia đình là người nước ngoài, ngoài quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này phải cư trú tại Việt Nam ít nhất 06 tháng và còn thời hạn cư trú tại Việt Nam ít nhất 12 tháng vào thời điểm đăng ký.

4. Trường hợp đăng ký nhận con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi.

Theo đó, cá nhân là người người nước ngoài muốn nhận đăng ký chăm sóc thay thế trẻ em phải thỏa mãn điều kiện về cư trú tại Việt Nam ít nhất 06 tháng và còn thời hạn cư trú tại Việt Nam ít nhất 12 tháng vào thời điểm đăng ký.

Ai có trách nhiệm lập hồ sơ cho trẻ em cần tìm gia đình chăm sóc thay thế?

Theo quy định tại Điều 38 Nghị định 56/2017/NĐ-CP quy định về trách nhiệm tìm cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em như sau:

1. Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có trách nhiệm lập hồ sơ của trẻ em cần chăm sóc thay thế và tìm cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em theo quy định tại Điều 62 Luật trẻ em.

2. Người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội có trách nhiệm lập hồ sơ của trẻ em đang nuôi dưỡng tại cơ sở có đủ điều kiện chuyển đến cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế, gia đình nhận trẻ em làm con nuôi; đề nghị cơ quan có thẩm quyền tìm cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em hoặc giải quyết cho trẻ em làm con nuôi.

3. Hồ sơ của trẻ em cần tìm cá nhân, gia đình chăm sóc thay thế gồm:

a) Giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (nếu có);

b) Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp theo quy định của pháp luật;

c) 02 ảnh toàn thân, nhìn thẳng, kích cỡ 8 cm x 10 cm, chụp trong thời gian trước thời điểm lập hồ sơ không quá 06 tháng;

d) Báo cáo đánh giá của người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã về hoàn cảnh, tình trạng và nhu cầu, nguyện vọng của trẻ em theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

đ) Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi phát hiện trẻ em bị bỏ rơi;

e) Bản sao Quyết định tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và áp dụng biện pháp chăm sóc thay thế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Tòa án nhân dân cấp huyện.

4. Hồ sơ của trẻ em đang ở trong cơ sở trợ giúp xã hội cần tìm cá nhân, gia đình chăm sóc thay thế bao gồm:

a) Hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Bản sao Quyết định của cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận trẻ em vào cơ sở trợ giúp xã hội;

c) Báo cáo đánh giá của người có thẩm quyền của cơ sở trợ giúp xã hội về hoàn cảnh, tình trạng và nhu cầu, nguyện vọng của trẻ em theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này.

Như vậy, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã, người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội có trách nhiệm lập hồ sơ cho trẻ em cần chăm sóc thay thế theo như quy định trên.

Trân trọng!

Phan Hồng Công Minh

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào