Hàng hóa, dịch vụ nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp bao gồm những gì?
Hàng hóa, dịch vụ nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp gồm những gì?
Căn cứ Khoản 1 Điều 5 Quy định về phân cấp, ủy quyền quản lý tài chính, tài sản công, mua sắm hàng hóa, dịch vụ, đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin và đầu tư công ban hành kèm theo Quyết định 496/QĐ-BTP năm 2022 Hàng hóa, dịch vụ nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp quản lý, bao gồm:
a) Vật tư, công cụ, dụng cụ bảo đảm hoạt động thường xuyên;
b) May sắm trang phục ngành, trang phục phục vụ hoạt động đặc thù của ngành, lĩnh vực theo quy định, bảo hộ lao động (gồm cả mua sắm vật liệu, mẫu thiết kế và công may);
c) Sản phẩm in, tài liệu, biểu mẫu, ấn phẩm, ấn chỉ, tem; văn hóa phẩm, sách, tài liệu, phim ảnh và các sản phẩm, dịch vụ để tuyên truyền, quảng bá và phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ;
d) Dịch vụ phi tư vấn bao gồm: Thuê các dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc, phương tiện vận chuyển; sửa chữa thường xuyên nhỏ, lẻ nhà cửa, công trình xây dựng không thuộc dự án đầu tư xây dựng cơ bản; dịch vụ xử lý chất thải; thuê bao quản tài sản, tang vật; dịch vụ chăm sóc vườn hoa, cây cảnh; dịch vụ thuê đường truyền dẫn; dịch vụ bảo hiểm; dịch vụ thẩm định giá; dịch vụ cung cấp điện, nước, điện thoại cố định; dịch vụ đào tạo, tập huấn, tổ chức hội nghị, hội thảo và các dịch vụ phi tư vấn khác;
đ) Dịch vụ tư vấn bao gồm: Tư vấn lựa chọn công nghệ, tư vấn để lập, phân tích, đánh giá hồ sơ dự thầu và các dịch vụ tư vấn khác trong mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của đơn vị;
e) Các hàng hóa, dịch vụ khác được mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của Cơ quan, đơn vị thuộc Bộ;
g) Các loại hàng hóa, dịch vụ nêu tại các điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm d, điểm e khoản 1 Điều này sau đây gọi chung là hàng hóa, dịch vụ, không thuộc các trường hợp mua sắm tài sản đã được phân cấp và ủy quyền tại Điều 6, Điều 7 Quy định này.
Thẩm quyền quyết định mua sắm hàng hóa, dịch vụ của Bộ Tư pháp như thế nào?
Cũng theo Điều 5 Quy định này thẩm quyền quyết định mua sắm hàng hóa, dịch vụ của Bộ Tư pháp như sau:
2. Bộ trưởng ủy quyền cho Thứ trưởng phụ trách đơn vị:
Quyết định mua sắm một chủng loại (hoặc nhóm chủng loại) hàng hóa, dịch vụ nêu tại khoản 1 Điều này có tổng giá trị từ 05 tỷ đồng trở lên cho một lần mua sắm của các đơn vị quản lý (trừ nội dung phân cấp cho đơn vị tại khoản 3 và khoản 6 Điều này).
3. Bộ trưởng phân cấp cho Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự:
Quyết định mua sắm một chủng loại (hoặc nhóm chủng loại) hàng hóa, dịch vụ nêu tại khoản 1 Điều này có tổng giá trị từ 05 tỷ đồng trở lên của các đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc.
4. Bộ trưởng phân cấp cho Cục trưởng thuộc Bộ, Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, người đứng đầu Ban quản lý chương trình, dự án; Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập (trừ các đơn vị sự nghiệp quy định tại khoản 6 Điều này); Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, Chánh Văn phòng Tổng cục Thi hành án dân sự, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự (nếu có):
Quyết định mua sắm một chủng loại (hoặc nhóm chủng loại) hàng hóa, dịch vụ nêu tại khoản 1 Điều này có tổng giá trị dưới 05 tỷ đồng cho một lần mua sắm của đơn vị mình và từ 500 triệu đồng đến dưới 05 tỷ đồng của các đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc.
5. Bộ trưởng phân cấp cho Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Cục thuộc Bộ (trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này):
Quyết định mua sắm một chủng loại (hoặc nhóm chủng loại) hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị dưới 500 triệu đồng cho một lần mua sắm của đơn vị mình.
6. Bộ trưởng phân cấp cho Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên tự quyết định mua sắm một chủng loại hoặc nhóm chủng loại hàng hóa, dịch vụ.
Trân trọng!
Mạc Duy Văn