Đối tượng kiểm tra kiểm tra trình độ kỹ năng nghề trong Quân đội là gì?
Đối tượng kiểm tra kiểm tra trình độ kỹ năng nghề trong Quân đội
Căn cứ Điều 8 Quy định về nội dung, phương pháp tổ chức đánh giá năng lực, trình độ chuyên môn kỹ thuật đối với quân nhân chuyên nghiệp, viên chức quốc phòng là nhân viên kỹ thuật trong Quân đội ban hành kèm Quyết định 275/QĐ-BQP năm 2021 quy định về đối tượng kiểm tra như sau:
1. Nhân viên kỹ thuật có trình độ cao cấp, trung cấp, sơ cấp trực tiếp làm công tác quản lý, khai thác, sử dụng trang bị kỹ thuật tại các đơn vị, cơ sở sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, bảo quản trang bị kỹ thuật phải kiểm tra trình độ kỹ năng nghề theo chức danh đảm nhiệm.
2. Nhân viên kỹ thuật đảm nhiệm chức danh lái xe ô tô, thường xuyên thực hiện tốt nhiệm vụ, không để xảy ra tai nạn hoặc vi phạm kỷ luật, được chỉ huy cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xác nhận, chỉ thực hiện kiểm tra lý thuyết về kiến thức pháp luật trật tự an toàn giao thông đường bộ.
3. Nhân viên kỹ thuật thuộc chuyên ngành đo lường, đảm nhiệm chức danh: Giám định viên; kiểm định viên; nhân viên thử nghiệm; nhân viên tiếp nhận, quản lý các loại phương tiện đo, phương tiện kiểm tra, không thực hiện kiểm tra trình độ kỹ năng nghề.
Nội dung kiểm tra trình độ kỹ năng nghề trong quân đội
Căn cứ Điều 9 Quy định về nội dung, phương pháp tổ chức đánh giá năng lực, trình độ chuyên môn kỹ thuật đối với quân nhân chuyên nghiệp, viên chức quốc phòng là nhân viên kỹ thuật trong Quân đội ban hành kèm Quyết định 275/QĐ-BQP năm 2021 quy định về nội dung kiểm tra như sau:
1. Kiểm tra lý thuyết
a) Lý thuyết cơ sở ngành;
b) Lý thuyết chuyên môn nghề (lý thuyết chuyên ngành);
c) Lý thuyết nghiệp vụ ngành: Nội dung điều lệ, chế độ, quy định của chuyên ngành có liên quan đến kỹ năng nghề và AT, VSLĐ;
d) Đối với trình độ đào tạo chuyên môn kỹ thuật cao cấp, thực hiện kiểm tra lý thuyết theo quy định tại điểm a, b, c khoản này và kiểm tra nội dung quản lý, kinh nghiệm sản xuất, sửa chữa hoặc sáng kiến, cải tiến kỹ thuật ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sửa chữa, sản xuất, bảo dưỡng trang bị kỹ thuật.
2. Kiểm tra thực hành
a) Chế tạo hoặc gia công sản phẩm;
b) Sử dụng, điều khiển trang bị kỹ thuật;
c) Sử dụng các phương tiện đo, phương tiện kiểm tra và kỹ năng thực hiện;
d) Bảo quản, bảo dưỡng, hiệu chỉnh, sửa chữa trang bị kỹ thuật;
đ) Tác phong làm việc, kỹ năng sử dụng các trang thiết bị công nghệ và AT, VSLĐ;
e) Đối với trình độ đào tạo chuyên môn kỹ thuật cao cấp, căn cứ yêu cầu cụ thể của từng nghề, kiểm tra thông qua việc sản xuất, chế thử theo đề tài nghiên cứu, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật.
Trân trọng!
Phan Hồng Công Minh