Trách nhiệm của Tổng cục Kỹ thuật và Tổng cục Hậu cần trong các hoạt động phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như thế nào?
- Trách nhiệm của Tổng cục Kỹ thuật trong giải quyết kinh phí hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Trách nhiệm của Tổng cục Hậu cần trong giải quyết kinh phí hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Trách nhiệm của Tổng cục Kỹ thuật trong giải quyết kinh phí hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Căn cứ Điều 14 Thông tư 153/2021/TT-BQP trách nhiệm của Tổng cục Kỹ thuật trong giải quyết kinh phí hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức, hướng dẫn việc tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm TNLĐ, BNN; bồi dưỡng, huấn luyện, thực hiện các biện pháp phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về TNLĐ, BNN, cải thiện điều kiện lao động trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm TNLĐ, BNN. Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật về hỗ trợ phòng ngừa TNLĐ, BNN.
2. Thành lập đoàn điều tra lại TNLĐ theo đề nghị của BHXH Bộ Quốc phòng, gồm: Cơ quan an toàn, bảo hộ lao động quân đội/Tổng cục Kỹ thuật (làm trưởng đoàn); Ban Công đoàn quốc phòng; Cục Quân y; Cục Chính sách; đại diện BHXH Bộ Quốc phòng và các thành viên khác do Trưởng đoàn điều tra quyết định trong trường hợp cần thiết.
3. Chỉ đạo cơ quan, đơn vị có vụ TNLĐ cung cấp đầy đủ hồ sơ cho đoàn điều tra lại TNLĐ.
4. Tổng hợp kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN.
5. Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, căn cứ mục tiêu phòng, chống TNLĐ, BNN và các nhóm ngành, nghề, lĩnh vực cần ưu tiên hỗ trợ, có văn bản hướng dẫn các cơ quan, đơn vị lập kế hoạch năm về đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và triển khai các hoạt động hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về TNLĐ, BNN. Phê duyệt kế hoạch để các đơn vị có cơ sở tổ chức thực hiện.
6. Chủ trì, kiểm tra, giám sát, giải quyết việc thực hiện các khoản kinh phí hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và điều tra lại các vụ TNLĐ theo quy định của Thông tư này.
7. Báo cáo định kỳ hằng năm và đột xuất với Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội việc triển khai các khoản kinh phí hỗ trợ theo quy định của Thông tư này.
Trách nhiệm của Tổng cục Hậu cần trong giải quyết kinh phí hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Căn cứ Điều 15 Thông tư này trách nhiệm của Tổng cục Hậu cần trong giải quyết kinh phí hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
1. Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức, hướng dẫn việc tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm TNLĐ, BNN; bồi dưỡng, huấn luyện, thực hiện các biện pháp phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về TNLĐ, BNN, cải thiện điều kiện lao động trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm TNLĐ, BNN.
2. Thành lập đoàn điều tra lại BNN theo đề nghị của BHXH Bộ Quốc phòng, gồm: Thủ trưởng Cục Quân y (làm trưởng đoàn); Thủ trưởng Phòng Y học dự phòng/Cục Quân y; cán bộ Viện y học Dự phòng quân đội hoặc Viện y học Dự phòng quân đội Phía Nam/Cục Quân y; đại diện Cơ quan an toàn, bảo hộ lao động quân đội/Tổng cục Kỹ thuật, BHXH Bộ Quốc phòng và các thành viên khác do Trưởng đoàn điều tra quyết định trong trường hợp cần thiết.
3. Chỉ đạo cơ quan, đơn vị có vụ BNN cung cấp đầy đủ hồ sơ cho đoàn điều tra lại BNN.
4. Chủ trì, kiểm tra, giám sát, giải quyết việc thực hiện các khoản kinh phí hỗ trợ điều tra lại BNN theo quy định của Thông tư này.
5. Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN.
Trân trọng!
Mạc Duy Văn