Chia tài sản khi ly hôn không công bố tài liệu chứng cứ được không? Chủ tọa công bố tài liệu chứng cứ có hỏi ý kiến đương sự?

Tranh chấp tài sản trong ly hôn có thể không công bố tài liệu chứng cứ không? Chủ tọa công bố tài liệu chứng cứ có phải hỏi ý kiến đương sự không? Tôi và vợ tranh chấp tài sản khi ly hôn nhưng tôi không muốn người dự thính nghe chuyện riêng thì có thể không công bố tài liệu chứng cứ này không? Chủ tòa khi công bố tài liệu chứng cứ sẽ hỏi ý kiến tôi đúng không? Mong được giải đáp

Chia tài sản khi ly hôn có thể không công bố tài liệu chứng cứ không?

Căn cứ theo Điều 254 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về việc công bố tài liệu, chứng cứ của vụ án như sau:

1. Hội đồng xét xử công bố tài liệu, chứng cứ của vụ án trong các trường hợp sau đây:

a) Người tham gia tố tụng không có mặt tại phiên tòa nhưng đã có lời khai trong giai đoạn chuẩn bị xét xử;

b) Lời khai của người tham gia tố tụng tại phiên tòa mâu thuẫn với lời khai trước đó;

c) Trong các trường hợp khác mà Hội đồng xét xử thấy cần thiết hoặc có yêu cầu của Kiểm sát viên, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người tham gia tố tụng khác.

2. Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, bảo vệ người chưa thành niên theo yêu cầu của đương sự thì Hội đồng xét xử không công bố tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án.

Như vậy, theo quy định hiện hành thì việc anh cảm thấy số lượng tài sản của anh và vợ là bí mật gia đình nên không muốn công bố là chưa hợp lý. Do đó, tài sản này vẫn sẽ được công bố.

Chủ tọa công bố tài liệu chứng cứ có phải hỏi ý kiến đương sự không?

Theo Điều 239 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về việc khai mạc phiên tòa như sau:

1. Chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử.

2. Thư ký phiên tòa báo cáo Hội đồng xét xử về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy báo của Tòa án và lý do vắng mặt.

3. Chủ tọa phiên tòa kiểm tra lại sự có mặt của những người tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy báo của Tòa án và kiểm tra căn cước của đương sự, người tham gia tố tụng khác.

4. Chủ tọa phiên tòa phổ biến quyền, nghĩa vụ của đương sự và của người tham gia tố tụng khác.

5. Chủ toạ phiên tòa giới thiệu họ, tên những người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch.

6. Chủ tọa phiên tòa hỏi những người có quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch xem họ có yêu cầu thay đổi ai không.

7. Yêu cầu người làm chứng cam kết khai báo đúng sự thật, nếu khai không đúng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên.

8. Yêu cầu người giám định, người phiên dịch cam kết cung cấp kết quả giám định chính xác, phiên dịch đúng nội dung cần phiên dịch.

Như vậy, theo quy định hiện hành thì chủ tọa sẽ phổ biến quyền nghĩa vụ cho đương sự bao gồm quyền không công bố tài liệu, chứng cứ khi cảm thấy ảnh hưởng đến bí mật cá nhân, bí mật gia đinh,.. Tuy nhiên, việc yêu cầu quyền này phải được hội đồng xét xử xét hợp lý thì khi đó mới không công bố tài liệu chứng cứ.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chia tài sản khi ly hôn

Võ Ngọc Nhi

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào