Xe cứu thương có được xem là phương tiện phòng cháy và chữa cháy?
Xe cứu thương có được xem là phương tiện phòng cháy và chữa cháy hay không?
Tại Khoản 1 Điều 37 Nghị định 136/2020/NĐ-CP có quy định về phương tiện phòng cháy và chữa cháy như sau:
1. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy gồm phương tiện cơ giới, thiết bị, máy móc, dụng cụ, hóa chất, công cụ hỗ trợ chuyên dùng cho việc phòng cháy, chữa cháy, cứu người, cứu tài sản được quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
Tại Tiểu mục b Mục 1 Phụ lục VI Danh mục phương tiện phòng cháy và chữa cháy có quy định kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
1. Phương tiện chữa cháy cơ giới
b) Các loại xe chuyên dùng phục vụ chữa cháy: Xe thang; xe nâng; xe chỉ huy; xe trung tâm thông tin chỉ huy; xe khám nghiệm hiện trường cháy; xe chiếu sáng chữa cháy; xe trạm bơm; xe chở nước; xe chở phương tiện; xe chở quân; xe chở hóa chất; xe cứu nạn, cứu hộ; xe hút khói; xe sửa chữa, bảo dưỡng kỹ thuật; xe hậu cần; xe cẩu; xe xử lý hóa chất độc hại, sinh học và hạt nhân; xe cung cấp chất khí chữa cháy; xe chở và nạp bình khí thở chữa cháy; xe chở vòi chữa cháy; xe tiếp nhiên liệu; xe cứu thương; mô tô chữa cháy;
Căn cứ theo quy định trên, xe cứu thương được xem là phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
Phương tiện phòng cháy và chữa cháy sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu nào?
Tại Khoản 3 Điều 37 Nghị định 136/2020/NĐ-CP có quy định về các yêu cầu đối với phương tiện phòng cháy và chữa cháy sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu như sau:
3. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Bảo đảm về các thông số kỹ thuật theo thiết kế phục vụ cho phòng cháy và chữa cháy;
b) Phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế được phép áp dụng tại Việt Nam.
Theo đó, Phương tiện phòng cháy và chữa cháy sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu phải đáp ứng các điều kiện được quy định như trên.
Trân trọng!
Huỳnh Minh Hân