Chưa có giấy khai sinh cần làm thế nào để mang con của người bị kết án vào trại giam?

Chưa có giấy khai sinh cần làm thế nào để mang con của người bị kết án vào trại giam? Xử lý thế nào đối với con của phạm nhân hơn 36 tháng tuổi không có thân nhân nuôi hộ?  Bạn của tôi được xử 5 năm năm tù nhưng con còn nhỏ nên làm hồ sơ để cháu vào cùng mẹ, bạn của tôi mới có giấy chứng sinh thôi thì chỉ cần cung cấp giấy chưng sinh đúng không? Mẹ con không có thân nhân thì cháu hơn 36 tuổi sẽ gửi cho ai?

Chưa có giấy khai sinh cần làm thế nào để mang con của người bị kết án vào trại giam?

Theo Khoản 2 Điều 26 Luật Thi hành án Hình sự 2015 quy định về hồ sơ đưa người bị kết án đến nơi chấp hành án phạt tù như sau:

 Trường hợp con của người bị kết án phạt tù theo mẹ vào trại giam thì phải có giấy khai sinh. Trường hợp chưa có giấy khai sinh thì phải có giấy chứng sinh do cơ quan y tế nơi trẻ em được sinh ra cấp hoặc văn bản của người làm chứng nếu trẻ em được sinh ra ngoài cơ sở y tế; trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có báo cáo bằng văn bản của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, trại tạm giam chuyển người bị kết án phạt tù đến trại giam để chấp hành án kèm theo giấy cam đoan của mẹ về việc sinh con. Trại giam có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em theo mẹ vào trại giam theo quy định của pháp luật về đăng ký, quản lý hộ tịch.

Như vậy, theo quy định hiện hành thì trong trường hợp con của người bị kết án chưa đăng ký khai sinh thì phải chuẩn bị giấy chứng sinh do cơ quan y tế nơi trẻ em được sinh ra cấp hoặc văn bản của người làm chứng nếu trẻ em được sinh ra ngoài cơ sở y tế. 

Xử lý thế nào đối với con của phạm nhân hơn 36 tháng tuổi không có thân nhân nuôi hộ?

Căn cứ theo Khoản 5 Điều 51 Luật Thi hành án Hình sự 2015 quy định về chế độ đối với phạm nhân nữ có thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi như sau:

Phạm nhân nữ có con từ 36 tháng tuổi trở lên phải gửi con về cho thân nhân nuôi dưỡng. Trường hợp con của phạm nhân không có thân nhân nhận nuôi dưỡng thì trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phải đề nghị cơ quan chuyên môn về lao động, thương binh và xã hội thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi phạm nhân chấp hành án chỉ định cơ sở bảo trợ xã hội tiếp nhận, nuôi dưỡng. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan chuyên môn về lao động, thương binh và xã hội thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải chỉ định cơ sở bảo trợ xã hội có trách nhiệm tiếp nhận, nuôi dưỡng. Người chấp hành xong án phạt tù được nhận lại con đang được cơ sở bảo trợ xã hội nuôi dưỡng.

Như vậy, theo quy định hiện hành thì trong trường hợp con của bạn chị là đã hơn 36 tháng nhưng không có thân nhân nuôi dưỡng thì trại giam sẽ đề nghị cơ quan chuyên môn nơi phạm nhân chấp hành án chỉ định nơi cơ sở báo trợ xã hội tiếp nhận, nuôi dưỡng và khi bạn chị chấp hành xong án tù có thể nhận lại con.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giấy khai sinh

Võ Ngọc Nhi

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào