Thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy trong công an nhân dân được quy định thế nào?
Theo Điều 5 Thông tư 06/2022/TT-BCA quy định thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy như sau:
1. Về hồ sơ và việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy thực hiện theo quy định tại các khoản 4, 6, 7, 8 và khoản 9 Điều 13 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết gọn là Nghị định số 136/2020/NĐ-CP).
2. Sau khi tiếp nhận hồ sơ theo quy định, cán bộ tiếp nhận hồ sơ lập và ghi đầy đủ thông tin vào Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân (sau đây viết gọn là Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ) ban hành kèm theo Thông tư này, báo cáo người có thẩm quyền trực tiếp quản lý phê duyệt và bàn giao hồ sơ đến đơn vị, bộ phận được giao giải quyết.
3. Lãnh đạo, chỉ huy đơn vị, bộ phận được phân công thực hiện công tác thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy phân công cán bộ thực hiện bằng Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Cán bộ được phân công giải quyết hồ sơ có trách nhiệm nghiên cứu, đối chiếu hồ sơ đã tiếp nhận theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP với các quy định của pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy và thực hiện các bước sau:
a) Dự thảo nội dung góp ý, nội dung thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy;
Trường hợp cần lấy ý kiến về phòng cháy và chữa cháy của chuyên gia, cơ quan, tổ chức đối với hồ sơ đề nghị thẩm duyệt thiết kế kỹ thuật hoặc hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công có các hệ thống kỹ thuật, công nghệ mới, phức tạp: Báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp đề xuất người có thẩm quyền trực tiếp quản lý xem xét, quyết định;
b) Trường hợp đề xuất giải quyết hồ sơ: Dự thảo văn bản chấp thuận địa điểm xây dựng công trình hoặc văn bản góp ý về giải pháp phòng cháy và chữa cháy hoặc Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy theo Mẫu số PC07 Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy theo Mẫu số PC09 Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP , văn bản thông báo nộp phí thẩm định phê duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy (nếu có), báo cáo, đề xuất lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp trình người có thẩm quyền trực tiếp quản lý duyệt, ký. Thành phần hồ sơ trình ký quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và điểm g mục 1 Phụ lục danh mục thành phần hồ sơ trình ký về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân (sau đây viết gọn là Phụ lục danh mục thành phần hồ sơ trình ký) ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Trường hợp đề xuất từ chối giải quyết hồ sơ: Dự thảo văn bản trả lời, nêu rõ lý do, báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp trình người có thẩm quyền trực tiếp quản lý duyệt, ký. Thành phần hồ sơ trình ký quy định tại các điểm a, b, c, e và điểm g mục 1 Phụ lục danh mục thành phần hồ sơ trình ký ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Sau khi Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy được duyệt, ký: Thực hiện đóng dấu đã thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy theo Mẫu số PC08 quy định tại điểm d khoản 11 Điều 13 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP bảo đảm nguyên tắc:
Chỉ đóng dấu đã thẩm duyệt vào bản thuyết minh, bản vẽ thể hiện các nội dung đã được thẩm duyệt theo đúng ký hiệu của bản vẽ được xác định tại Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
Ghi đầy đủ thông tin tại dấu đã thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy trên bản vẽ, bao gồm số, ngày phát hành của Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
đ) Bàn giao Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy kèm theo hồ sơ được đóng dấu “Đã thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy” và văn bản thông báo nộp phí thẩm định phê duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy (nếu có) hoặc văn bản trả lời kèm theo hồ sơ đã nộp trước đó và Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ cho bộ phận trả kết quả.
5. Lập và lưu trữ hồ sơ thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy theo quy định về hồ sơ nghiệp vụ Công an nhân dân.
Đối với tệp tin (file) bản chụp hoặc bản sao hồ sơ được đóng dấu “Đã thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy” do chủ đầu tư nộp lại thì đơn vị, bộ phận được giao nhiệm vụ thực hiện công tác thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm lưu trữ để phục vụ khai thác khi kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
Trân trọng!
Võ Ngọc Nhi