Thẩm định và xử lý kết quả thẩm định dự thảo Kết luận thanh tra trong thanh tra chuyên ngành của lực lượng Cand như thế nào?

Thẩm định và xử lý kết quả thẩm định dự thảo Kết luận thanh tra trong thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân được thực hiện như thế nào? Mong anh chị có thể hỗ trợ giúp đỡ.

Thẩm định và xử lý kết quả thẩm định dự thảo Kết luận thanh tra trong thanh tra chuyên ngành của lực lượng CAND là gì?

Tại Điều 26 Thông tư 128/2021/TT-BCA có quy định về thẩm định và xử lý kết quả thẩm định dự thảo Kết luận thanh tra trong thanh tra chuyên ngành của lực lượng CAND như sau:

1. Người ra quyết định thanh tra căn cứ vào tính chất của cuộc thanh tra giao cho người hoặc đơn vị có chức năng thẩm định thực hiện việc thẩm định một phần hoặc toàn bộ dự thảo Kết luận thanh tra.

2. Căn cứ Báo cáo kết quả thẩm định, Người ra quyết định thanh tra yêu cầu Trưởng đoàn thanh tra giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định; trường hợp cần làm rõ ý kiến thẩm định thì Trưởng đoàn thanh tra làm việc trực tiếp với người thực hiện thẩm định. Trong trường hợp có ý kiến khác nhau thì Người ra quyết định thanh tra yêu cầu người thực hiện thẩm định và Trưởng đoàn thanh tra giải trình, làm rõ.

Ký, ban hành Kết luận thanh tra trong thanh tra chuyên ngành của lực lượng CAND

Tại Điều 27 Thông tư 128/2021/TT-BCA có quy định về ký, ban hành Kết luận thanh tra trong thanh tra chuyên ngành của lực lượng CAND như sau:

1. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Báo cáo kết quả thanh tra, Báo cáo kết quả thẩm định (nếu có) và dự thảo Kết luận thanh tra, Người ra quyết định thanh tra ký, ban hành Kết luận thanh tra (trừ trường hợp phải chờ kết luận về chuyên môn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền).

2. Trước khi ban hành Kết luận thanh tra, nếu xét thấy cần thiết, Người ra quyết định thanh tra phải:

a) Yêu cầu Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra báo cáo, làm rõ từng nội dung thanh tra; tổ chức lấy ý kiến của đối tượng thanh tra vào dự thảo Kết luận thanh tra. Nội dung cuộc họp được ghi thành biên bản và lưu Hồ sơ thanh tra theo quy định;

b) Lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức chuyên môn (nếu thấy cần thiết);

c) Gửi dự thảo Kết luận thanh tra cho đối tượng thanh tra để giải trình.

3. Người ra quyết định thanh tra có thể ban hành Kết luận bổ sung, sửa đổi, thay thế một phần hoặc toàn bộ Kết luận thanh tra khi có căn cứ cho rằng:

a) Kết luận thanh tra không bảo đảm đầy đủ, chính xác, khách quan;

b) Kết luận thanh tra làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

4. Một cuộc thanh tra có thể ban hành nhiều Kết luận thanh tra nhằm phục vụ kịp thời yêu cầu quản lý nhà nước; trình tự, thủ tục ban hành, công khai Kết luận bổ sung, sửa đổi, thay thế Kết luận thanh tra được thực hiện như trình tự, thủ tục ban hành, công khai Kết luận thanh tra.

5. Kết luận thanh tra được gửi tới Thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp, cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên; đối tượng thanh tra và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Trường hợp Kết luận thanh tra có nội dung bí mật nhà nước thì Người ra quyết định thanh tra xác định độ mật của văn bản.

Trân trọng!

 

 

 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dự thảo

Huỳnh Minh Hân

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào