Mẫu Thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng, Quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng của Bộ Quốc phòng
Mẫu Thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng
Tại Thông tư 106/2021/TT-BQP có quy định mẫu Thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng như sau:
(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: … V/v thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng (tên công trình) |
…, ngày … tháng … năm … |
Kính gửi: (3).
(2) nhận được Tờ trình số ... ngày... của (3) đề nghị phê duyệt thiết xây dựng (tên công trình).
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Các căn cứ pháp lý khác có liên quan;
Căn cứ hồ sơ kèm theo Tờ trình số... ngày ... của (3);
Căn cứ Kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng (nếu có);
Các căn cứ khác có liên quan;
Sau khi xem xét, (2) thông báo cáo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng (tên công trình) như sau:
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH
1. Tên công trình:
2. Loại, cấp công trình:
3. Dự án: (tên dự án đầu tư xây dựng theo quyết định phê duyệt dự án).
4. Chủ đầu tư:
5. Địa điểm xây dựng:
6. Tổng mức đầu tư (theo quyết định phê duyệt dự án):
7. Nguồn vốn đầu tư:
8. Nhà thầu lập thiết kế xây dựng:
9. Nhà thầu khảo sát xây dựng (nếu có):
10. Nhà thầu thẩm tra thiết kế (nếu có):
11. Thời gian thực hiện:
12. Các thông tin khác có liên quan:
II. NỘI DUNG HỒ SƠ TRÌNH THẨM ĐỊNH
1. Danh mục hồ sơ trình thẩm định
a) Văn bản pháp lý: Liệt kê các văn bản pháp lý có liên quan trong hồ sơ trình thẩm định.
b) Hồ sơ thiết kế xây dựng bước thiết kế trình thẩm định.
c) Hồ sơ năng lực của các nhà thầu: Liệt kê mã số chứng chỉ năng lực của nhà thầu khảo sát (nếu có), nhà thầu lập thiết kế xây dựng, nhà thầu thẩm tra (nếu có); mã số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của các chức danh chủ nhiệm khảo sát xây dựng (nếu có); chủ nhiệm, chủ trì các bộ môn thiết kế; chủ nhiệm, chủ trì thẩm tra (nếu có); Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài (nếu có).
2. Các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng.
3. Giải pháp thiết kế chủ yếu về: Kiến trúc, nền, móng, kết cấu, hệ thống kỹ thuật công trình, phòng chống cháy, nổ và các nội dung khác (nếu có).
4. Phương pháp lập dự toán được lựa chọn và các cơ sở để xác định các khoản mục chi phí trong dự toán xây dựng trình thẩm định (nếu có).
III. KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ XÂY DỰNG
1. Sự tuân thủ quy định của pháp luật về lập, thẩm tra thiết kế xây dựng.
2. Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân tham gia khảo sát, thiết kế, thẩm tra thiết kế.
3. Sự phù hợp của thiết kế xây dựng với thiết kế bước trước được cơ quan chuyên môn xác nhận (đóng dấu “THẨM ĐỊNH”).
4. Kiểm tra thiết kế xây dựng về đáp ứng yêu cầu an toàn công trình, sự tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp luật về áp dụng tiêu chuẩn trong thiết kế.
5. Sự tuân thủ quy định của pháp luật về việc xác định dự toán xây dựng.
a) Sự đầy đủ, tính hợp lệ của hồ sơ trình thẩm định dự toán xây dựng công trình; các căn cứ pháp lý để xác định dự toán xây dựng công trình;
b) Sự phù hợp của dự toán xây dựng công trình với tổng mức đầu tư xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phương pháp xác định dự toán xây dựng công trình;
c) Sự phù hợp của nội dung dự toán xây dựng công trình theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP với các nội dung và yêu cầu của dự án;
d) Sự tuân thủ các quy định của pháp luật về việc áp dụng, tham khảo hệ thống định mức xây dựng, giá xây dựng công trình và các công cụ cần thiết khác theo quy định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, công bố; việc vận dụng, tham khảo dữ liệu về chi phí của công trình tương tự và các công cụ cần thiết khác để xác định dự toán xây dựng công trình;
đ) Danh mục định mức dự toán mới, định mức dự toán điều chỉnh (nếu có) và phương pháp xác định; xác định danh mục các định mức cần tổ chức khảo sát trong quá trình thi công xây dựng;
6. Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường (nếu có).
7. Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
8. Yêu cầu sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện thiết kế xây dựng (nếu có).
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Hồ sơ thiết kế xây dựng (tên công trình) đủ điều kiện để cơ quan chủ trì thẩm định triển khai các bước tiếp theo (hoặc chưa đủ điều kiện)./.
Nơi nhận: |
THỦ TRƯỞNG (2) |
Ghi chú:
(1) Cấp trên cơ quan chuyên môn về xây dựng.
(2) Cơ quan chuyên môn về xây dựng.
(3) Người đề nghị thẩm định.
Mẫu Quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng
Tại Thông tư 106/2021/TT-BQP có quy định mẫu Quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng như sau:
(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: … |
…, ngày … tháng … năm … |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc phê duyệt thiết kế xây dựng (tên công trình)
THỦ TRƯỞNG (2)
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Các căn cứ pháp lý khác có liên quan.
Theo đề nghị của (3) và Báo cáo thẩm định của (4).
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt hồ sơ thiết kế xây dựng (tên công trình) với những nội dung sau:
1. Tên công trình (hoặc bộ phận công trình):
2. Dự án: (tên dự án đầu tư xây dựng theo quyết định phê duyệt dự án).
3. Loại, cấp công trình:
4. Địa điểm xây dựng:
5. Nhà thầu khảo sát xây dựng (nếu có):
6. Nhà thầu lập thiết kế xây dựng:
7. Nhà thầu thẩm tra thiết kế xây dựng:
8. Quy mô, chỉ tiêu kỹ thuật; các giải pháp thiết kế nhằm sử dụng hiệu quả năng lượng, tiết kiệm tài nguyên (nếu có):
9. Thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình:
10. Giá trị dự toán xây dựng theo từng khoản mục chi phí:
11. Danh mục tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng;
12. Các nội dung khác (nếu có).
Điều 2. Chủ đầu tư căn cứ nội dung phê duyệt tại Điều 1 và Báo cáo kết quả thẩm định của (4), hoàn chỉnh hồ sơ thiết kế xây dựng công trình và triển khai các bước tiếp theo, tuân thủ đúng các quy định hiện hành của Nhà nước và Bộ Quốc phòng về quản lý đầu tư và xây dựng.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chủ đầu tư và Thủ trưởng (các đơn vị liên quan) chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: |
THỦ TRƯỞNG (2) |
Ghi chú:
(1) Cấp trên của cấp phê duyệt. Trường hợp cấp phê duyệt là Bộ Quốc phòng thì không có (1).
(2) Cấp có thẩm quyền phê duyệt thiết kế xây dựng.
(3) Người đề nghị thẩm định.
(4) Cơ quan chuyên môn về xây dựng cấp phê duyệt.
Trân trọng!
Mạc Duy Văn