Việc tiễn và đón lãnh đạo cấp cao đi thăm, dự hội nghị quốc tế ở nước ngoài được quy định thế nào?
Việc tiễn và đón lãnh đạo cấp cao đi thăm, dự hội nghị quốc tế ở nước ngoài
Căn cứ Điều 34 Nghị định 18/2022/NĐ-CP (có hiệu lực ngày 10/4/2022) quy định về việc tiễn và đón lãnh đạo cấp cao đi thăm, dự hội nghị quốc tế ở nước ngoài như sau:
Thành phần tiễn và đón Đoàn tại sân bay được quy định như sau:
1. Thường trực Ban Bí thư hoặc Ủy viên Bộ Chính trị tiễn và đón Tổng Bí thư.
2. Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước tiễn và đón Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước.
3. Bộ trưởng, Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tiễn và đón Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ.
4. Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội và Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội tiễn và đón Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội.
5. Lãnh đạo Ban Đối ngoại Trung ương hoặc lãnh đạo Văn phòng Trung ương Đảng tiễn và đón Thường trực Ban Bí thư.
Trách nhiệm chuẩn bị thư, điện mừng, điện chia buồn, thăm hỏi của lãnh đạo cấp cao
Theo Điều 35 Nghị định 18/2022/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 10/04/2022) quy định về thư, điện mừng, điện chia buồn, thăm hỏi của lãnh đạo cấp cao như sau:
1. Bộ Ngoại giao chủ trì kiến nghị và dự thảo thư, điện mừng, điện chia buồn, thăm hỏi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội.
2. Ban Đối ngoại Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao kiến nghị, trình Tổng Bí thư duyệt điện mừng, thăm hỏi của Tổng Bí thư gửi Nguyên thủ một số nước, Người đứng đầu một số Đảng có quan hệ đặc biệt.
3. Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội phối hợp Bộ Ngoại giao kiến nghị, trình Chủ tịch Quốc hội duyệt, ký thư mừng, thăm hỏi, chia buồn gửi Người đứng đầu Nghị viện các nước có quan hệ đặc biệt.
Trân trọng!
Võ Ngọc Nhi