Có được nhấn chìm bùn thải xuống biển? Giấy phép nhận chìm ở biển gồm những nội dung gì?
Có được nhấn chìm bùn thải xuống biển hay không?
Tại Điều 60 Nghị định 40/2016/NĐ-CP có quy định danh mục vật, chất được nhận chìm ở biển như sau:
Danh Mục vật, chất được nhận chìm ở biển bao gồm:
1. Chất nạo vét.
2. Bùn thải.
3. Các chất thải từ thủy sản hoặc các chất thải phát sinh từ hoạt động chế biến thủy sản.
4. Tàu thuyền, giàn nổi hoặc các công trình nhân tạo ở biển.
5. Các chất địa chất trơ và chất vô cơ.
6. Các chất hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên.
7. Các vật thể lớn được tạo thành chủ yếu từ sắt, thép, bê-tông và các chất tương tự không độc hại mà trong Điều kiện, hoàn cảnh cụ thể không có cách xử lý nào tốt hơn là nhận chìm.
8. Carbon dioxide (CO2) được thu và lưu trữ.
Như vậy, căn cứ theo quy định hiện hành thì bùn thải là một trong số các chất được nhấn chìm ở biến.
Giấy phép nhận chìm ở biển gồm những nội dung gì?
Tại Khoản 1 Điều 59 Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 có quy định về giấy phép nhận chìm ở biển như sau:
1. Giấy phép nhận chìm ở biển gồm các nội dung chính sau đây:
a) Tên tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển;
b) Tên, khối lượng, kích thước, thành phần của vật được nhận chìm; tên, loại, khối lượng, thành phần của chất được nhận chìm;
c) Vị trí, ranh giới, tọa độ, diện tích khu vực biển được sử dụng để nhận chìm;
d) Phương tiện chuyên chở, cách thức nhận chìm;
đ) Thời điểm và thời hạn được phép thực hiện hoạt động nhận chìm;
e) Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển;
g) Hiệu lực thi hành.
Căn cứ theo quy định hiện hành thì Giấy phép nhận chìm ở biển sẽ bao gồm các nội dung chính được quy định tại Khoản 1 Điều 59 Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015.
Trân trọng!
Huỳnh Minh Hân