Nội dung chi từ nguồn ngân sách trung ương trong hoạt động kinh tế giao thông đường thủy nội địa bao gồm?
Nội dung chi từ nguồn ngân sách trung ương trong hoạt động kinh tế giao thông đường thủy nội địa?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 113/2020/TT-BTC quy định về nội dung chi từ nguồn ngân sách trung ương như sau:
1. Chi thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa do Bộ Giao thông vận tải quản lý, bao gồm:
a) Chi lập hồ sơ các vị trí nguy hiểm trên đường thủy nội địa, các vật chướng ngại và theo dõi kết quả xử lý;
b) Chi khảo sát luồng phục vụ quản lý và thông báo luồng đường thủy nội địa; tổ chức giao thông, kiểm tra bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; quản lý, lắp đặt, điều chỉnh báo hiệu đường thủy nội địa trên bờ, dưới nước; theo dõi thủy chí, thủy văn, đếm phương tiện;
c) Chi bảo dưỡng thường xuyên tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo nội dung, kế hoạch bảo trì hàng năm của Bộ Giao thông vận tải phê duyệt;
d) Chi sửa chữa tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, bao gồm sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất theo nội dung, kế hoạch bảo trì hàng năm của Bộ Giao thông vận tải phê duyệt;
đ) Chi quan trắc (trừ quan trắc mực nước, theo dõi lưu lượng phương tiện vận tải đã được tính trong chi bảo dưỡng thường xuyên tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa), kiểm định chất lượng công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật về bảo trì công trình đường thủy nội địa;
e) Chi thanh toán phần kinh phí chênh lệch (nếu có) cho doanh nghiệp trong trường hợp kinh phí bảo trì luồng đường thủy nội địa lớn hơn giá trị sản phẩm tận thu đối với hình thức bảo trì kết hợp tận thu sản phẩm quy định tại Điều 10 Nghị định số 45/2018/NĐ-CP của Chính phủ (nạo vét, duy tu luồng đường thủy nội địa có sản phẩm tận thu) theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
g) Chi cho công tác điều tiết khống chế đảm bảo giao thông thường xuyên và chống va trôi;
h) Các khoản chi không thường xuyên khác thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, như phòng, chống thiên tai đường thủy nội địa; xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo trì đường thủy nội địa; lập, điều chỉnh quy trình và định mức quản lý, khai thác, bảo trì đối với công trình được đầu tư bằng ngân sách nhà nước đã đưa vào khai thác, sử dụng; ứng dụng công nghệ phục vụ quản lý, vận hành, bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, theo quy định của pháp luật liên quan.
2. Chi hoạt động của Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (sau đây viết tắt là Cảng vụ) trong trường hợp nguồn thu phí được để lại chi theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí không đủ bù đắp chi phí hoạt động của Cảng vụ (nếu có). Nội dung chi thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền và các quy định của pháp luật liên quan.
3. Các nội dung chi khác theo quy định pháp luật giao thông đường thủy nội địa và pháp luật khác có liên quan (như công tác điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường thủy nội địa ...) bố trí từ kinh phí chi thường xuyên hoạt động kinh tế giao thông đường thủy địa theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Nội dung chi từ nguồn ngân sách địa phương trong hoạt động kinh tế giao thông đường thủy nội địa?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 113/2020/TT-BTC quy định về nội dung chi từ nguồn ngân sách địa phương như sau:
Căn cứ nội dung chi quy định tại Điều 5 Thông tư này và quy định của địa phương (nếu có); khả năng kinh phí và hiện trạng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa của địa phương quản lý; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt nội dung chi thường xuyên hoạt động kinh tế giao thông đường thủy nội địa do địa phương quản lý cho phù hợp, bảo đảm an toàn tuyến đường thủy nội địa do địa phương quản lý.
Trân trọng!
Phan Hồng Công Minh