Có phải bồi thường tiền đặt cọc nhà hàng khi hủy hôn trước ngày cưới không?
Có phải bồi thường tiền đặt cọc nhà hàng khi hủy hôn trước ngày cưới?
Trước ngày tổ chức đám cưới khoảng 3 ngày thì nhà trai tuyên bố hủy hôn. Nhà gái chấp nhận nhưng yêu cầu nhà trai bồi thường 50 triệu tiền đặt cọc tổ chức tiệc cưới tại nhà hàng. Xin hỏi, nhà trai có phải bồi thường cho nhà gái không? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi.
Trả lời: Ở đây có hai quan hệ pháp luật. Về quan hệ hôn nhân-gia đình thì không có gì trái pháp luật nhưng về quan hệ dân sự gây thiệt hại cho nhà gái thì rõ ràng đó là hành vi trái pháp luật - hành vi không thực hiện nghĩa vụ dân sự làm xâm phạm tài sản.
Theo đó, lỗi của bên nhà trai được xác định là lỗi cố ý theo quy định của Điều 364 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể:
- Lỗi cố ý là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.
Như vậy, có thể thấy rằng hành vi có lỗi của nhà trai đã gây thiệt hại cho nhà gái do đó nhà trai có trách nhiệm bồi thường dân sự cho nhà gái khoản tiền đã đặt cọc tổ chức tiệc cưới.
Lấy lại tiền đặt cọc khi mua ô tô của người quen như thế nào?
Tôi có thắc mắc về vấn đề này mong được Ban tư vấn giải đáp giúp. Cách đây 1 tháng tôi có đặt cọc 100 triệu mua lại chiếc xe ô tô hiệu Ford của anh Hưng với giá 500 triệu và hẹn 20 ngày sau, khi kí kết hợp đồng sẽ đưa đủ số còn lại. Khi tôi quay lại thì anh Hưng bảo đã bán xe cho người khác và trả lại 100 triệu cho tôi. Anh Hưng làm vậy có đúng không.
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 328 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về đặt cọc, theo đó:
“Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Khi bên nhận đặt cọc từ chối giao kết hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và thêm một khoản tương đương tài sản đặt cọc. Trong trường hợp của bạn, anh Hưng từ chối giao kết hợp đồng với bạn mà bán xe cho người khác, anh Hưng phải trả lại cho bạn số tiền đặt cọc 100 triệu và phải trả thêm một khoản tương đương tài sản đặt cọc. Trường hợp anh Hưng không trả số tiền trên cho bạn thì bạn có thể yêu nộp đơn ra Tòa yêu cầu giải quyết.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi đối với yêu cầu hỗ trợ của anh.
Đặt cọc khi nhận chuyển nhượng tài sản chung có phải được sự đồng ý của các chủ sở hữu không?
Cho mình hỏi mình có một lô đất sổ đỏ mang tên hai vợ chồng. Tuy nhiên khi giao bán thì chỉ chồng mình nhận đặt cọc bán đất thôi, trường hợp này nếu mình từ chối bán thì chồng mình có bị phạt đặt cọc không?
Trả lời: Vì mảnh đất mà chồng bạn có ý định bán là tài sản chung, vậy nên khi chuyển nhượng phải có dự đồng ý của cả vợ và chồng. Và tại Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc bán tài sản chung của vợ chồng như sau:
- Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.
- Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:
+ Bất động sản;
+ Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;
+ Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình"
=> Vậy nên, với trường hợp của gia đình bạn, khi chuyển nhượng mảnh đất là tài sản chung của cả vợ chồng bạn phải nhận được sự đồng ý từ bạn.
Còn Bộ luật dân sự 2015 tại Điều 328, có quy định về việc đặt cọc như sau:
- Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
- Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy, theo quy định trên thì việc đặt cọc khi thực hiện việc mua bản là tự nguyện, đáp ứng các điều kiện về hiệu lực của giao dịch dân sự là hợp đồng đặt cọc có hiệu lực pháp luật. Luật dân sự và các luật liên quan không có quy định việc đặt cọc khi có ý định mua bán đất phải có cả sự đồng ý của cả 2 vợ chồng khi đó là tài sản chung. Pháp luật cũng không quy định việc đặt cọc phải được lập thành hợp đồng bạn nhé.
Trường hợp này bạn có quyền từ chối bán hoặc khồng, nếu bạn từ chối thì hợp đồng chuyển nhượng sẽ không có hiệu lực pháp luật. Còn nếu chồng bạn từ chối bán thì chồng bạn có thể bị phạt cọc bạn nhé.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Lê Bảo Y