Quy định về biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS và miền núi?
Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS và miền núi?
Căn cứ Điều 50 Thông tư 15/2022/TT-BTC (Có hiệu lực từ ngày 01/5/2022) quy định về biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín như sau:
1. Chi xây dựng, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác vận động, phát huy vai trò lực lượng cốt cán và người có uy tín; tổ chức các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng, cung cấp tài liệu, thông tin, gặp mặt, tọa đàm, giao lưu, học tập kinh nghiệm, truyền thông, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, hội nghị, hội thảo, sơ kết, tổng kết hoạt động biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của lực lượng cốt cán và người có uy tín. Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 8 Điều 4 Thông tư này.
2. Chi xây dựng, lựa chọn, cung cấp thông tin; hỗ trợ, động viên, khen thưởng, tặng quà lực lượng cốt cán và người có uy tín: thực hiện theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 03 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.
3. Chi biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: mức chi thực hiện theo quy định của Luật Thi đua khen thưởng và các văn bản hướng dẫn hiện hành về thi đua khen thưởng.
4. Xây dựng, triển khai thực hiện và nhân rộng các mô hình điển hình tiên tiến
Cơ quan, đơn vị theo phân cấp của địa phương, Bộ, cơ quan trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xây dựng, triển khai, nhân rộng mô hình, bảo đảm phù hợp với nhu cầu, tình hình thực tế tại địa phương, đơn vị và tổng mức dự toán đã được cấp có thẩm quyền giao hoặc thông qua. Nội dung, mức chi cho các hoạt động xây dựng, triển khai thực hiện, duy trì và nhân rộng mô hình thực hiện theo quy định tại Điều 4 và khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này.
5. Trang bị phương tiện nghe nhìn phù hợp cho lực lượng cốt cán, người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
a) Mỗi đối tượng thụ hưởng được cấp 01 phương tiện nghe nhìn. Loại phương tiện, hình thức hỗ trợ, điều kiện nhận hỗ trợ (nếu có) do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định căn cứ điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị;
b) Việc mua sắm phương tiện nghe nhìn thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền trong vùng đồng bào DTTS và miền núi?
Căn cứ Điều 51 Thông tư 15/2022/TT-BTC (Có hiệu lực từ ngày 01/5/2022) quy định về phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền như sau:
1. Nội dung thực hiện
Tổ chức tập huấn, hội nghị, hội thảo, hội thi (bằng các hình thức phù hợp với vùng miền, địa phương cấp huyện, tỉnh, khu vực và toàn quốc), nói chuyện chuyên đề; lồng ghép với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng chuyên trang, chuyên mục đặc thù (bằng tiếng phổ thông và tiếng dân tộc thiểu số), tiểu phẩm, câu chuyện pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng; biên soạn, phát hành tài liệu (tờ gấp, sách bỏ túi, cẩm nang pháp luật, sổ tay truyền thông và các ấn phẩm, tài liệu khác) bằng chữ phổ thông hoặc song ngữ chữ phổ thông và chữ dân tộc thiểu số.
2. Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 5, khoản 8 Điều 4 Thông tư này.
Trân trọng!
Phan Hồng Công Minh