Công tác tư vấn, can thiệp lồng ghép giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng DTTS và miền núi như thế nào?

Công tác tư vấn, can thiệp lồng ghép giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thồng vùng DDTS và miền núi? Duy trì, triển khai, nhân rộng mô hình giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thồng vùng DDTS và miền núi?

Công tác tư vấn, can thiệp lồng ghép giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thồng vùng DDTS và miền núi?

Căn cứ Điều 48 Thông tư 15/2022/TT-BTC (Có hiệu lực từ ngày 01/05/2022) quy định về công tác tư vấn, can thiệp lồng ghép như sau:

1. Chi tư vấn, can thiệp lồng ghép với các chương trình, dự án, mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ, trẻ em, dân số kế hoạch hóa gia đình, dinh dưỡng, phát triển thể chất có liên quan trong lĩnh vực hôn nhân nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

2. Mức chi thực hiện theo quy định tại điểm d, điểm đ khoản 2 Điều 4 Thông tư này.

Duy trì, triển khai, nhân rộng mô hình giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thồng vùng DDTS và miền núi?

Căn cứ Điều 49 Thông tư 15/2022/TT-BTC (Có hiệu lực từ ngày 01/05/2022) quy định về duy trì, triển khai, nhân rộng mô hình như sau:

Cơ quan, đơn vị theo phân cấp của địa phương, Bộ, cơ quan trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc duy trì, triển khai mô hình tại các xã, huyện, trường có tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cao, nhân rộng các mô hình đảm bảo phù hợp với nhu cầu, tình hình thực tế tại địa phương, đơn vị và tổng mức dự toán đã được cấp có thẩm quyền giao hoặc thông qua. Nội dung, mức chi cho các hoạt động duy trì, triển khai và nhân rộng mô hình thực hiện theo quy định tại Điều 4, Điều 47 và Điều 48 Thông tư này.

Trân trọng!

Phan Hồng Công Minh

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào