Quy định về phát triển y tế cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số như thế nào?
Quy định về phát triển y tế cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số?
Căn cứ Điều 35 Thông tư 15/2022/TT-BTC (Có hiệu lực từ 01/05/2022) quy định về phát triển y tế cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số như sau:
1. Đào tạo, chuyển giao kỹ thuật
a) Đối tượng, phạm vi đào tạo, chuyển giao kỹ thuật theo Chương trình ban hành kèm theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ;
b) Nội dung và mức chi
- Chi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho người làm công tác y tế, chuyển giao kỹ thuật về trạm y tế xã, đào tạo y học gia đình cho nhân viên trạm y tế xã: Thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này;
- Hỗ trợ đào tạo bác sỹ chuyên khoa I, chuyên khoa II; đào tạo trình độ đại học cho sinh viên ngành điều dưỡng, kỹ thuật y học: Nội dung, mức chi theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Thông tư này;
- Chi xây dựng mô hình đào tạo: Thực hiện theo quyết định phê duyệt mô hình của cấp có thẩm quyền.
2. Hỗ trợ phụ cấp cho cô đỡ thôn, bản
Cô đỡ thôn, bản thuộc các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được đào tạo và đang trực tiếp thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản tại cộng đồng, trường hợp chưa được hưởng mức phụ cấp nhân viên y tế thôn bản theo Quyết định số 75/2009/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chế độ phụ cấp của nhân viên y tế thôn, bản thì được hỗ trợ 0,5 mức lương cơ sở/tháng.
3. Hỗ trợ điểm tiêm chủng ngoại trạm
a) Hỗ trợ chi phí đi lại cho cán bộ tham gia công tác tiêm chủng; vận chuyển, bảo quản vắc xin tiêm chủng mở rộng: Thực hiện theo quy định khoản 9 Điều 4 Thông tư này;
b) Chi hỗ trợ cán bộ trong những ngày tiêm chủng (ngoài chế độ công tác phí hiện hành): 50.000 đồng/người/buổi;
c) Hỗ trợ các chi phí khác phát sinh trong quá trình tổ chức tiêm chủng ngoại trạm (nếu có) theo thực tế phát sinh, trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao.
Quy định về nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi?
Căn cứ Điều 36 Thông tư 15/2022/TT-BTC (Có hiệu lực từ 01/05/2022) quy định về nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi như sau:
1. Truyền thông vận động xã hội, chuyển đổi hành vi và tư vấn chuyên môn tại cộng đồng về khám sức khỏe trước khi kết hôn và tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh. Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này.
2. Hỗ trợ cung cấp dịch vụ tầm soát, chẩn đoán và điều trị trước sinh và sơ sinh
a) Bộ Y tế lựa chọn số lượng xã triển khai phù hợp với mục tiêu của Dự án, trong phạm vi dự toán ngân sách được giao. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao kinh phí thực hiện hoạt động sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh quyết định lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh có đủ điều kiện, khả năng để thực hiện hoạt động sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công (không bao gồm các dịch vụ được thanh toán từ quỹ bảo hiểm y tế);
b) Nội dung và mức chi của hoạt động sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh
- Chi khám, siêu âm, xét nghiệm cần thiết để sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh theo quy trình chuyên môn y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định: Mức chi theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập do cấp có thẩm quyền quy định tại thời điểm thực hiện dịch vụ (chi phí này đã bao gồm lấy mẫu máu mao mạch, mẫu máu gót chân trẻ sơ sinh, mẫu máu ngón tay bà mẹ trong sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh);
- Chi gửi mẫu để thực hiện sàng lọc, gửi thông báo kết quả sàng lọc của đối tượng (bao gồm cả kết quả âm tính hoặc dương tính); chi phí đi lại khi phải chuyển tuyến theo phân tuyến chuyên môn kỹ thuật và chỉ định của thủ trưởng cơ sở khám chữa bệnh thực hiện dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh: Thực hiện theo quy định tại khoản 9 Điều 4 Thông tư này;
- Chi hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng sử dụng dịch vụ: 100.000 đồng/đối tượng;
- Chi hỗ trợ cho cán bộ trong những ngày thực hiện dịch vụ (ngoài chế độ công tác phí hiện hành): 50.000 đồng/người/01 buổi.
3. Hỗ trợ cung cấp dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn
a) Bộ Y tế lựa chọn số lượng xã triển khai phù hợp với mục tiêu của Dự án, trong phạm vi dự toán ngân sách được giao. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao kinh phí thực hiện hoạt động tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn quyết định lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh có đủ điều kiện, khả năng để thực hiện hoạt động tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công (không bao gồm các dịch vụ được thanh toán từ quỹ bảo hiểm y tế);
b) Nội dung và mức chi của hoạt động tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn
- Chi tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn theo quy trình chuyên môn y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định: Mức chi theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập do cấp có thẩm quyền quy định tại thời điểm thực hiện dịch vụ;
- Chi gửi mẫu để thực hiện sàng lọc, gửi thông báo kết quả sàng lọc của đối tượng (bao gồm cả kết quả âm tính hoặc dương tính); chi phí đi lại khi phải chuyển tuyến theo phân tuyến chuyên môn kỹ thuật và chỉ định của thủ trưởng cơ sở khám chữa bệnh thực hiện dịch vụ khám sức khỏe trước khi kết hôn: thực hiện theo quy định tại khoản 9 Điều 4 Thông tư này.
4. Chăm sóc và nâng cao sức khỏe người cao tuổi thích ứng với già hóa dân số
a) Chi phổ biến kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi; hướng dẫn người cao tuổi kỹ năng phòng bệnh, chữa bệnh và tự chăm sóc sức khoẻ: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 3 Thông tư số 96/2018/TT-BTC ngày 18 tháng 10 năm 2018 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người cao tuổi tại nơi cư trú; chúc thọ, mừng thọ; ưu đãi tín dụng và biểu dương, khen thưởng người cao tuổi;
b) Chi triển khai mô hình điểm về chăm sóc sức khỏe dài hạn; mô hình chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng, tại đơn vị nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe tập trung người cao tuổi theo phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Y tế. Nội dung và mức chi theo chế độ chi tiêu tài chính hiện hành;
c) Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị nâng cao năng lực cho cơ sở y tế để tổ chức tư vấn, khám sức khỏe cho người cao tuổi. Mức chi theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu;
d) Chi tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ y tế làm công tác tư vấn, khám sức khỏe cho người cao tuổi. Nội dung và mức chi theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này;
đ) Chi tổ chức chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi
- Nội dung mức chi tổ chức chiến dịch truyền thông theo quy định tại khoản 2 điều 4 của Thông tư này;
- Chi hỗ trợ cán bộ kỹ thuật thực hiện dịch vụ (ngoài tiền công tác phí hiện hành): 70.000 đồng/người/buổi;
- Chi khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi, lập hồ sơ theo dõi sức khỏe cho người cao tuổi theo quy trình chuyên môn y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định (không bao gồm các dịch vụ được thanh toán từ quỹ bảo hiểm y tế): Mức chi theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập do cấp có thẩm quyền quy định tại thời điểm thực hiện dịch vụ;
- Chi hỗ trợ trực tiếp đối tượng sử dụng dịch vụ: 30.000 đồng/đối tượng.
5. Hỗ trợ ổn định và phát triển dân số của đồng bào dân tộc thiểu số tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, khu vực biên giới
a) Chi tổ chức tuyên truyền chính sách pháp luật của Nhà nước về dân số, cư trú, biên giới. Nội dung và mức chi theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này;
b) Tổ chức chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ dân số
- Nội dung mức chi tổ chức chiến dịch truyền thông theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư này;
- Chi phí dịch vụ kế hoạch hóa gia đình (không bao gồm các dịch vụ được thanh toán từ quỹ bảo hiểm y tế):
+ Cấp miễn phí phương tiện tránh thai theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
+ Chi thực hiện dịch vụ kế hoạch hóa gia đình và xử lý tai biến theo chuyên môn y tế (bao gồm cả tiền công tiêm thuốc tránh thai): Mức chi theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập do cấp có thẩm quyền quy định tại thời điểm thực hiện dịch vụ;
+ Hỗ trợ chi phí đi lại (một lượt đi và về) cho người được cấp phương tiện tránh thai miễn phí bị tai biến theo chuyên môn y tế đến kiểm tra tình hình bệnh tại cơ sở y tế chuyên khoa từ tuyến huyện trở lên theo chỉ định của bác sĩ sau khi khám, sàng lọc phát hiện tại cộng đồng: Mức hỗ trợ thực hiện theo quy định tại khoản 9 Điều 4 Thông tư này;
- Chi tổ chức khám sàng lọc trong chiến dịch theo chuyên môn y tế: Mức chi theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập do cấp có thẩm quyền quy định tại thời điểm thực hiện dịch vụ;
c) Chi kiểm soát, quản lý dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, khu vực biên giới
- Chi cập nhật thông tin về dân số, kế hoạch hóa gia đình của hộ gia đình từ Sổ ghi chép ban đầu về dân số của cộng tác viên: 10.000 đồng/phiếu thu tin của ít nhất 05 hộ gia đình đã có thông tin tại Sổ A0 hoặc của một hộ gia đình mới;
- Chi xây dựng, quản lý, cập nhật cơ sở dữ liệu; củng cố, kiện toàn kho dữ liệu chuyên ngành dân số; chia sẻ, kết nối với cơ sở dữ liệu các ngành liên quan: Thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 4 của Thông tư này;
- Chi khảo sát, thử nghiệm mô hình can thiệp với đồng bào dân tộc thiểu số tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, khu vực biên giới. Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 4 của Thông tư này;
- Chi xây dựng và triển khai mô hình các dịch vụ can thiệp về dân số, kế hoạch hóa gia đình: Thực hiện theo quyết định phê duyệt mô hình của cấp có thẩm quyền, trong phạm vi dự toán được giao.
6. Nâng cao năng lực quản lý dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
a) Chi đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng cho cán bộ y tế dân số, cộng tác viên dân số về chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý dân số: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này;
b) Chi kiểm tra, đánh giá, quản lý: Thực hiện theo quy định tại Điều 59 Thông tư này;
7. Chi hỗ trợ phòng chống bệnh Thalassemia
a) Chi truyền thông, thay đổi và nâng cao nhận thức, thái độ hành vi của cộng đồng người dân tộc thiểu số trong việc thực hành sàng lọc bệnh Thalassemia; hỗ trợ xây dựng và ban hành tài liệu hướng dẫn kỹ thuật chuyên môn có liên quan đến chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân Thalassemia: Thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Thông tư này;
b) Chi thực hiện các hoạt động sàng lọc bệnh Thalassemia (không bao gồm các dịch vụ được thanh toán từ quỹ bảo hiểm y tế)
- Chi khám, xét nghiệm cho người tham gia: mức chi thực hiện theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập do cấp có thẩm quyền quy định tại thời điểm thực hiện dịch vụ;
- Chi hỗ trợ đối tượng được tư vấn, xét nghiệm phòng bệnh Thalassemia: 50.000 đồng/người;
- Chi phí vận chuyển mẫu, gửi thông báo kết quả sàng lọc của đối tượng (bao gồm cả kết quả âm tính hoặc dương tính): Thực hiện theo quy định tại khoản 9 Điều 4 Thông tư này;
- Các chi phí liên quan khác (nếu có) thực hiện theo Điều 4 Thông tư này và chứng từ chi tiêu thực tế;
c) Chi mua máy xét nghiệm, trang thiết bị phục vụ việc tư vấn, sàng lọc, chẩn đoán bệnh Thalassemia: Thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
d) Chi xây dựng mô hình tầm soát và quản lý bệnh di truyền Thalassemia: Thực hiện theo quyết định phê duyệt mô hình của cấp có thẩm quyền; trong phạm vi dự toán được giao.
Trân trọng!
Phan Hồng Công Minh