Các nội dung trong công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông

Các nội dung trong công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông được quy định như thế nào? Mong được anh/chị hướng dẫn.

Điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông bằng báo hiệu đường thủy nội địa

Căn cứ Khoản 1 Điều 7 Thông tư 42/2021/TT-BGTVT việc điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông bằng báo hiệu đường thủy nội địa như sau:

a) Triển khai lắp đặt hệ thống báo hiệu theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt để hướng dẫn phương tiện thủy đi lại bảo đảm an toàn.

b) Quản lý, bảo trì hệ thống báo hiệu điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông theo quy định.

c) Phương tiện đi lại qua khu vực điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông phải thực hiện theo chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa được lắp đặt tại khu vực này.

Điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông bằng trạm điều tiết khống chế kết hợp báo hiệu đường thủy nội địa

Căn cứ Khoản 2 Điều này việc điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông bằng trạm điều tiết khống chế kết hợp báo hiệu đường thủy nội địa được quy định như sau:

a) Triển khai phương tiện, thiết bị, nhân lực và hệ thống báo hiệu theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Quản lý, bảo trì hệ thống báo hiệu điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông theo quy định;

c) Hướng dẫn phương tiện thủy đi, dừng, neo đậu theo đúng quy chế đi lại qua khu vực điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông đã công bố;

d) Khống chế, ngăn chặn và xử lý các trường hợp phương tiện giao thông vi phạm quy chế, gây mất trật tự an toàn giao thông trên khu vực điều tiết;

đ) Cứu nạn những trường hợp sự cố, tai nạn và những tình huống rủi ro khác có nguy cơ gây mất an toàn xảy ra trên khu vực điều tiết;

e) Lập quy chế đi lại cho các phương tiện thủy qua khu vực điều tiết trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt cùng với biện pháp bảo đảm an toàn giao thông. Nội dung quy chế đi lại bao gồm: điều kiện an toàn của phương tiện, thiết bị; chứng chỉ chuyên môn của người điều khiển phương tiện; đội hình phương tiện, kích thước phương tiện; chiều lưu thông của phương tiện; thời gian phương tiện qua lại; các lưu ý khác (nếu có);

g) Ghi chép sổ nghiệp vụ, nhật ký và báo cáo theo quy định gồm:

Sổ phân ca điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

Nhật ký công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

Sổ nhật ký phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;

Sổ ghi mực nước theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;

Sổ theo dõi lưu lượng vận tải theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

Trân trọng!

Mạc Duy Văn

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào