Điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa là gì? Có các trường hợp điều tiết khống chế nào?
Điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa là gì?
Căn cứ Khoản 1 Điều 2 Thông tư 42/2021/TT-BGTVT có quy định như sau:
Điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông là việc tổ chức cảnh báo, hướng dẫn phương tiện thủy đi lại, neo đậu trong các tình huống bất lợi nhằm bảo đảm an toàn và hạn chế ùn tắc giao thông đường thủy nội địa.
Các trường hợp điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa
Căn cứ Điều 3 Thông tư này các trường hợp điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông như sau:
1. Tại các vị trí điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông ờ khu vực luồng chạy tàu thuyền hạn chế. Vị trí và tiêu chí điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường thủy nội địa theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
2. Khi thi công các công trình qua sông, xây dựng, sửa chữa công trình, khai thác tài nguyên, trục vớt, nạo vét, thanh thải vật chướng ngại, lên đà, hạ thủy trên luồng, hành lang bảo vệ luồng, vùng nước cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu có ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy.
3. Khi xuất hiện tình huống đột xuất có một trong các yếu tố bất lợi gây ảnh hưởng tới an toàn của công trình đường thủy và các hoạt động giao thông đường thủy, bao gồm:
a) Xảy ra sự cố tai nạn giao thông đường thủy tiềm ẩn nguy cơ gây ùn tắc giao thông;
b) Có vật chướng ngại hên luồng, điểm cạn gây ra cản trở giao thông;
c) Trong các trường hợp phòng, chống thiên tai (khan cạn, bão lũ), cứu nạn, cứu hộ; hoạt động diễn tập, thể thao, lễ hội, vui chơi giải trí, thực tập đào tạo nghề, họp chợ, làng nghề, hoạt động bảo đảm quốc phòng an ninh.
4. Theo đề nghị, chỉ đạo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trân trọng!
Mạc Duy Văn