Hành vi tổ chức in in hóa đơn đặt in để sử dụng nhưng không có quyết định in hóa đơn của người đại diện bị xử phạt như nào?
Hành vi tổ chức in in hóa đơn đặt in để sử dụng nhưng không có quyết định in hóa đơn của người đại diện bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ Điều 20 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về hóa đơn đặt in như sau:
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi không ký hợp đồng in bằng văn bản hoặc tổ chức in in hóa đơn đặt in để sử dụng nhưng không có quyết định in hóa đơn của người đại diện theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi đặt in hóa đơn khi cơ quan thuế đã có văn bản thông báo không đủ điều kiện đặt in hóa đơn, trừ trường hợp cơ quan thuế không có ý kiến bằng văn bản khi nhận được đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi đặt in hóa đơn theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc đặt in trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hủy hóa đơn đối với hành vi quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Như vậy, hành vi tổ chức in in hóa đơn đặt in để sử dụng nhưng không có quyết định in hóa đơn của người đại diện theo quy định pháp luật sẽ bị xử phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng.
Trong trường hợp việc in hóa đơn đặt in để sử dụng nếu thuộc trường hợp tại Khoản 2, Khoản 3 Điều trên thì khi bị xử phạt sẽ buộc hủy hóa đơn đặt in đối với hành vi vi phạm.
Nhận in hóa đơn đặt in khi không đáp ứng đủ điều kiện quy định in hóa đơn bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ Điều 21 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về in hóa đơn đặt in như sau:
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Báo cáo về việc nhận in hóa đơn quá thời hạn theo quy định từ 01 đến 05 ngày, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định;
b) Báo cáo về việc nhận in hóa đơn quá thời hạn theo quy định từ 06 ngày đến 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định và có tình tiết giảm nhẹ.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi in hóa đơn đặt in mà không ký hợp đồng in bằng văn bản.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi báo cáo về việc in hóa đơn quá thời hạn theo quy định từ 06 ngày trở lên, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi không hủy các sản phẩm in hỏng, in thừa khi tiến hành thanh lý hợp đồng in.
5. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nhận in hóa đơn đặt in khi không đáp ứng đủ điều kiện quy định in hóa đơn;
b) Không khai báo việc làm mất hóa đơn trước khi giao cho khách hàng.
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi chuyển nhượng toàn bộ hoặc một khâu bất kỳ trong hợp đồng in hóa đơn cho cơ sở in khác.
7. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi in hóa đơn theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc đặt in trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn.
8. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động in hóa đơn từ 01 tháng đến 03 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành đối với hành vi quy định tại khoản 7 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hủy các sản phẩm in, hóa đơn đối với hành vi quy định tại khoản 4, khoản 7 Điều này.
Như vậy, hành vi nhận in hóa đơn đặt in khi không đáp ứng đủ điều kiện quy định in hóa đơn sẽ bị xử phạt từ 6.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng.
Trân trọng!
Phan Hồng Công Minh