Thành viên Ban quản trị nhà chung cư có thể là chủ phần diện tích hỗn hợp của chung cư? Quỹ bảo trì nhà chung cư do ai quản lý?
Nhà chung cư nhiều chủ sở hữu thì mới phải thành lập Ban quản trị?
Cho mình hỏi có phải nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì mới phải lập Ban quản trị có đúng không ạ?
Trả lời:
Điều 103 Luật Nhà ở 2013 có quy định về Ban quản trị nhà chung cư như sau:
Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu hoặc nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu nhưng có dưới 20 căn hộ thì chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư thống nhất quyết định việc thành lập Ban quản trị nhà chung cư hoặc không thành lập Ban quản trị nhà chung cư;
Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu mà có từ 20 căn hộ trở lên phải thành lập Ban quản trị nhà chung cư.
Theo như các quy định này thì tùy trường hợp nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu có phải thành lập Ban quản trị nhà chung cư hay không. Trường hợp có dưới 20 căn hộ thì việc thành lập Ban quản trị là không bắt buộc, tùy chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư có thông nhất quyết định thành lập hay không. Trường hợp nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu mà có từ 20 căn hộ trở lên thì bắt buộc phải thành lập Ban quản trị.
Thành viên Ban quản trị nhà chung cư có thể là chủ phần diện tích hỗn hợp của chung cư không?
Chủ sở hữu phần diện tích thương mại, văn phòng trong tòa nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp có quyền tham dự hội nghị nhà chung cư không? Có thể được bầu làm thành viên ban quản trị không?
Trả lời:
Căn cứ Khoản 13 Điều 3 Luật Nhà ở 2014, Khoản 7 Điều 3 của Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD:
- Chủ sở hữu nhà chung cư là chủ sở hữu căn hộ chung cư, chủ sở hữu diện tích khác trong nhà chung cư.
- Chủ sở hữu nhà chung cư là chủ sở hữu căn hộ và chủ sở hữu diện tích khác không phải là căn hộ trong nhà chung cư.
=> Như vậy, chủ sở hữu phần diện tích thương mại, văn phòng trong tòa nhà chung cư là chủ sở hữu nhà chung cư.
Đồng thời, tại Điều 103 Luật Nhà ở 2014 quy định về Ban quản trị nhà chung cư:
1. Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu hoặc nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu nhưng có dưới 20 căn hộ thì chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư thống nhất quyết định việc thành lập Ban quản trị nhà chung cư hoặc không thành lập Ban quản trị nhà chung cư; trường hợp thành lập Ban quản trị nhà chung cư được thực hiện như sau:
a) Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu, thành phần Ban quản trị bao gồm đại diện chủ sở hữu và người sử dụng nhà chung cư;
b) Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu, thành phần Ban quản trị nhà chung cư thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu mà có từ 20 căn hộ trở lên phải thành lập Ban quản trị nhà chung cư. Thành phần Ban quản trị nhà chung cư gồm đại diện các chủ sở hữu nhà chung cư, đại diện chủ đầu tư (nếu có); trường hợp người sử dụng nhà chung cư tham gia Hội nghị nhà chung cư thì thành phần Ban quản trị nhà chung cư có thể gồm cả người sử dụng.
Theo quy định nêu trên thì thành viên Ban quản trị nhà chung cư bao gồm đại diện chủ sở hữu nhà chung cư.
Điểm a Khoản 3 Điều 102 Luật Nhà ở 2014 quy định:
Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì Hội nghị nhà chung cư được tổ chức họp để quyết định các vấn đề sau đây:
a) Đề cử, bầu, bãi miễn các thành viên Ban quản trị nhà chung cư; thông qua, bổ sung, sửa đổi Bản nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư;
Như vậy, chủ sở hữu phần diện tích thương mại, văn phòng trong tòa nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp có thể là thành viên Ban quản trị nhà chung cư nếu được Hội nghị nhà chung cư quyết định bầu.
Trên đây là nội dung hỗ trợ.
Quỹ bảo trì nhà chung cư do ai quản lý?
Vợ chồng tôi có mua một căn hộ chung cư tại Quận Bình Thạnh. Tôi được biết trong phần tiền mua bán nhà mà chúng tôi đã thanh toán cho chủ đầu tư, có 2% giá trị căn hộ là phí bảo trì chung cư. Vậy Ban biên tập cho hỏi. Qũy bảo trì đó do ai quản lý? Và được sử dụng vào những hoạt động nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 109 Luật nhà ở 2014, có quy định:
Điều 109. Quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu
- Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày Ban quản trị nhà chung cư được thành lập, chủ đầu tư phải chuyển giao kinh phí bảo trì bao gồm cả lãi suất tiền gửi cho Ban quản trị để thực hiện quản lý, sử dụng theo quy định của Luật này và có thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh biết;
- Trong trường hợp chủ đầu tư không bàn giao kinh phí này thì Ban quản trị nhà chung cư có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà chung cư thực hiện cưỡng chế buộc chủ đầu tư phải thực hiện bàn giao theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, theo quy định trên thì khoản quỹ bảo trì chung cư (2% giá trị căn hộ) do Ban quản trị nhà chung cư quản lý và sử dụng những mục đích theo quy định của pháp luật. Những quyết định liên quan đến việc bảo trì, bảo dưỡng tòa nhà đều phải được các thành viên BQT thống nhất trên nguyên tắc đặt lợi ích chung lên hàng đầu.
Và tại Điều 34 Thông tư 02/2016/TT-BXD Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư
Có quy định về các hạng mục của nhà chung cư được sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung để bảo trì :
- Bảo trì các hạng mục và phần diện tích thuộc sở hữu chung, nhà sinh hoạt cộng đồng của nhà chung cư;
- Bảo trì khung, cột, tường chịu lực, tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, sàn, mái, sân thượng, hành lang, cầu thang bộ, thang máy, đường thoát hiểm, lồng xả rác, hộp kỹ thuật, hệ thống cấp điện, cấp nước, cấp ga, hệ thống thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình, thoát nước, bể phốt, thu lôi, cứu hoả..
- Xử lý nước thải ứ nghẹt, hút bể phốt định kỳ; cấy vi sinh cho hệ thống nước thải của nhà chung cư…
- Bảo trì các hạng mục khác của nhà chung cư thuộc quyền sở hữu chung theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán căn hộ hoặc theo quy định của pháp luật về nhà ở.
Ban biên tập phản hồi thông tin tin đến bạn.
Trân trọng!
Võ Ngọc Nhi