Tàu thuyền nước ngoài chở chất độc hại đi qua lãnh hải Việt Nam vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường biển bị xử phạt như nào?
Tàu thuyền nước ngoài chở chất độc hại đi qua lãnh hải Việt Nam vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường biển bị xử phạt thế nào?
Căn cứ Điều 24 Nghị định 162/2013/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường biển khi tàu thuyền nước ngoài chạy bằng năng lượng hạt nhân hoặc tàu thuyền chuyên chở chất phóng xạ, chất độc hại hoặc nguy hiểm đi qua lãnh hải Việt Nam như sau:
1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không mang đầy đủ tài liệu kỹ thuật liên quan tới tàu thuyền và hàng hóa trên tàu thuyền, tài liệu về bảo hiểm dân sự bắt buộc.
2. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa đặc biệt theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên áp dụng đối với các loại tàu thuyền này;
b) Không tuân thủ quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam về việc áp dụng biện pháp phòng ngừa đặc biệt, trong trường hợp có dấu hiệu hoặc bằng chứng rõ ràng về khả năng gây rò rỉ hoặc làm ô nhiễm môi trường.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc người, tàu thuyền vi phạm rời khỏi vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với hành vi vi phạm tại Khoản 2 Điều này.
Như vậy, tàu thuyền nước ngoài chở chất độc hại đi qua lãnh hãi Việt Nam vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường biển sẽ bị phạt tiền tới 150 triệu đồng tùy trường hợp, ngoài ra còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả buộc người, tàu thuyền vi phạm rời khỏi vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam.
Tàu thuyền nước ngoài xả chất thải có lẫn các loại chất độc hại trên vùng biển Việt Nam bị phạt như thế nào?
Căn cứ Điều 25 Nghị định 162/2013/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về bảo vệ môi trường biển do tàu thuyền gây ra như sau:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không ghi nhật ký dầu, nhật ký bơm nước la canh buồng máy, nhật ký đổ thải theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có đủ trang thiết bị phân ly dầu nước theo quy định hoặc có trang thiết bị nhưng không sử dụng được;
b) Để rò rỉ nước thải có lẫn dầu từ trên tàu xuống biển.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có kế hoạch ứng phó sự cố dầu tràn; kế hoạch ứng cứu ô nhiễm dầu, ô nhiễm hóa chất theo quy định;
b) Không có giấy chứng nhận theo quy định về ngăn ngừa ô nhiễm do dầu gây ra.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi xả, thải nước có lẫn dầu hoặc hợp chất có lẫn dầu không theo đúng các quy định.
5. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi xả, thải chất thải có lẫn dầu hoặc các loại chất độc hại không theo đúng các quy định.
6. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường đối với các hành vi vi phạm tại Điểm b Khoản 2; Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.
Như vậy, tàu thuyền nước ngoài xả chất thải có lẫn các loại chất độc hại trên vùng biển Việt Nam sẽ bị phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Bên cạnh đó còn áp dụng các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường đối với hành vi vi phạm.
Trong trường hợp trên, Tàu thuyền X của Trung Quốc chở Asen là chất độc hại dùng trong phân bón đi qua lãnh hải Việt Nam, trong quá trình di chuyển có nguy cơ bị rò rỉ thùng chứa xuống biển có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng. Ngoài ra việc không tuân thủ quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam về việc áp dụng biện pháp phòng ngừa hành vi trên còn buộc người, tàu thuyền vi phạm rời khỏi vùng biển, đảo và thềm lục địa Việt Nam.
Trân trọng!
Phan Hồng Công Minh