Người nào được sao chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước?
Quy định về người sao chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
Căn cứ Khoản 4 Điều 6 Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1326/QĐ-BTP năm 2021 có quy định về người sao chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước như sau:
Người được giao thực hiện việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải là công chức, viên chức có liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước hoặc người làm công tác liên quan đến bí mật nhà nước.
Sau khi được người có thẩm quyền cho phép, người được giao nhiệm vụ tiến hành việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước theo đúng số lượng được cho phép và tiêu hủy ngay bản dư thừa, bản hỏng.
Việc thực hiện sao chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Khoản 5 Điều này việc thực hiện sao chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện như sau:
Người được giao thực hiện việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước quy định tại khoản 4 Điều này phải ghi vào Sổ quản lý sao, chụp bí mật nhà nước của đơn vị theo Mẫu được ban hành kèm theo Thông tư số 24/2020/TT-BCA. Bản sao tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải đóng dấu sao; bản sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải được đánh số, có giá trị pháp lý như bản chính và được bảo vệ như bản gốc.
Bản trích sao tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải thực hiện theo Mẫu được ban hành kèm theo Thông tư số 24/2020/TT-BCA .
Trân trọng!
Mạc Duy Văn