Quyền sở hữu trí tuệ bị giới hạn như thế nào? Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ quy định ra sao?
Quyền sở hữu trí tuệ bị giới hạn như thế nào?
Quyền sở hữu trí tuệ bị giới hạn như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Hùng Phương, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, căn cứ phát sinh, quyền sở hữu trí tuệ bị giới hạn ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời: Theo quy định tại Điều 7 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì giới hạn quyền sở hữu trí tuệ được quy định cụ thể như sau:
- Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ chỉ được thực hiện quyền của mình trong phạm vi và thời hạn bảo hộ theo quy định của Luật này.
- Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và không được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Trong trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội quy định tại Luật này, Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp; việc giới hạn quyền đối với sáng chế thuộc bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Trên đây là nội dung tư vấn về giới hạn quyền sở hữu trí tuệ. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được quy định ra sao?
Tôi tên Minh Hà sinh sống và làm việc tại Nghệ An. Để đáp ứng nhu cầu hiểu biết tôi có tìm hiểu về đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, tuy nhiên tôi vẫn còn một vài vướng mắc, cần được giải đáp, cụ thể: ở Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009, đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được quy định ra sao? Tôi có thể tham khảo tại văn bản nào? Mong sớm nhận được câu trả lời.
Trả lời: Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009, đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được quy định như sau:
1. Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.
2. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
3. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.
Trên đây là nội dung tư vấn về đối tượng quyền sở hữu trí tuệ. Để hiểu rõ và chi tiết hơn, bạn vui lòng xem thêm tại Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009. Mong là những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho bạn.
Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình theo Luật Sở hữu trí tuệ
Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Ngọc Lâm, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời: Theo quy định tại Điều 30 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được quy định cụ thể như sau:
- Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền sau đây:
+ Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình của mình;
+ Nhập khẩu, phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao bản ghi âm, ghi hình của mình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.
- Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được hưởng quyền lợi vật chất khi bản ghi âm, ghi hình của mình được phân phối đến công chúng.
Trên đây là nội dung tư vấn về quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
Trân trọng!
Lê Bảo Y