Đối với Tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam phải tuân theo nguyên tắc gì?

Đối với Tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam phải tuân theo những nguyên tắc gì? Cảng biển có chức năng cơ bản gì? Khái niệm quyền cầm giữ hàng hải?

Đối với Tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam phải tuân theo những nguyên tắc gì?

Ban biên tập hãy giúp tôi giải đáp thắc mắc sau đây: Tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam phải tuân theo những nguyên tắc gì? Có văn bản pháp luật nào nói đến vấn đề này hay không? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!

Trả lời: Căn cứ theo quy định tại Điều 95 Bộ luật hàng hải 2015 thì tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam phải tuân theo những nguyên tắc sau đây:

- Tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam phải được phép của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

- Tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam phải tôn trọng, tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa quốc gia tàu mang cờ và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam qua đường ngoại giao trước khi tàu đến Việt Nam.

- Chương trình hoạt động của tàu và các thành viên trên tàu phải thực hiện theo kế hoạch đã thỏa thuận; trường hợp có sự thay đổi, phát sinh phải được phép của các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

- Khi tàu quân sự nước ngoài đến lãnh hải Việt Nam để đến cảng biển phải thực hiện các quy định sau đây:

+ Tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác phải hoạt động ở trạng thái nổi trên mặt nước và phải treo Quốc kỳ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở vị trí ngang bằng với quốc kỳ của quốc gia tàu mang cờ, trừ trường hợp được phép của Chính phủ Việt Nam hoặc theo thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và chính phủ của quốc gia tàu mang cờ;

+ Bên ngoài thân tàu phải ghi rõ số hiệu, tên tàu;

+ Đưa toàn bộ vũ khí về tư thế quy không hoặc ở trạng thái bảo quản;

+ Dừng lại ở vùng đón trả hoa tiêu để làm thủ tục nhập cảnh và theo hướng dẫn của cảng vụ, hoa tiêu Việt Nam;

+ Chỉ được sử dụng các thiết bị cần thiết bảo đảm an toàn hàng hải và tần số liên lạc đã đăng ký;

+ Đến đúng cảng biển theo tuyến đường và hành lang quy định.

- Tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam muốn di chuyển từ cảng biển này sang cảng biển khác của Việt Nam phải được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

Trên đây là nội dung trả lời về nguyên tắc đối với tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam.

Cảng biển có chức năng cơ bản gì?

Ban biên tập hãy giúp tôi giải đáp các thắc mắc sau đây: Cảng biển có chức năng cơ bản gì? Có văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này hay không? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!

Trả lời: Tại Điều 76 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 có quy định về chức năng cơ bản của cảng biển như sau:

- Cung cấp dịch vụ hỗ trợ tàu thuyền đến, rời cảng.

- Cung cấp phương tiện, thiết bị và nhân lực cần thiết cho tàu thuyền neo đậu, bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách.

- Cung cấp dịch vụ vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho bãi và bảo quản hàng hóa trong cảng.

- Đầu mối kết nối hệ thống giao thông ngoài cảng biển.

- Là nơi để tàu thuyền trú ẩn, sửa chữa, bảo dưỡng hoặc thực hiện những dịch vụ cần thiết trong trường hợp khẩn cấp.

- Cung cấp các dịch vụ khác cho tàu thuyền, người và hàng hóa.

Trên đây là nội dung trả lời về chức năng cơ bản của cảng biển. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về vấn đề này tại Bộ luật hàng hải 2015.

Khái niệm quyền cầm giữ hàng hải

Tôi đang có thắc mắc về một số vấn đề và muốn nhờ mọi người giải đáp. Cụ thể Ban biên tập hãy cung cấp cho tôi khái niệm cũng như là một số thông tin có liên quan đến quyền cầm giữ hàng hải với ạ? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!

Trả lời: Căn cứ theo Điều 40 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 thì vấn đề này được quy định như sau:

- Quyền cầm giữ hàng hải là quyền của người có khiếu nại hàng hải quy định tại Điều 41 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 được ưu tiên trong việc đòi bồi thường đối với chủ tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu mà tàu biển đó đã làm phát sinh khiếu nại hàng hải.

Khiếu nại hàng hải là việc một bên yêu cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ phát sinh liên quan đến hoạt động hàng hải.

- Các khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải quy định tại Điều 41 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 có thứ tự ưu tiên cao hơn các khiếu nại hàng hải được bảo đảm bằng thế chấp tàu biển và các giao dịch bảo đảm khác.

- Quyền cầm giữ hàng hải được thực hiện thông qua Tòa án có thẩm quyền bằng quyết định bắt giữ tàu biển mà tàu biển đó liên quan đến khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải.

- Người có khiếu nại hàng hải có quyền cầm giữ hàng hải đối với tàu biển để bảo đảm cho các khiếu nại hàng hải quy định tại Điều 41 của Bộ luật này, mặc dù tàu biển đó đã được thế chấp hoặc chủ tàu đã thực hiện giao dịch bảo đảm khác để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác trên cơ sở hợp đồng.

- Quyền cầm giữ hàng hải đối với tàu biển không bị ảnh hưởng khi có sự thay đổi chủ tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu dù người mua tàu biết hay không biết về việc tàu biển đã liên quan đến khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải.

Theo đó, tại Điều 41 Bộ luật này có quy định về khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải như sau:

- Khiếu nại hàng hải về tiền lương, chi phí hồi hương, chi phí đóng góp bảo hiểm xã hội và các khoản tiền khác phải trả cho thuyền trưởng, sĩ quan và các thuyền viên khác trong thuyền bộ của tàu biển.

- Khiếu nại hàng hải về tiền bồi thường tính mạng, thương tích và tổn hại khác về sức khỏe con người liên quan trực tiếp đến hoạt động của tàu biển.

- Khiếu nại hàng hải về phí trọng tải, phí bảo đảm hàng hải và về phí, lệ phí cảng biển khác.

- Khiếu nại hàng hải về tiền công cứu hộ tàu biển.

- Khiếu nại hàng hải về tổn thất và thiệt hại tài sản ngoài hợp đồng liên quan trực tiếp đến hoạt động của tàu biển.

Trên đây là nội dung trả lời về việc bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về vấn đề này tại Luật Điện lực 2004.

Trân trọng!

Lê Bảo Y

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào