Cơ cấu tổ chức quản lý đối với Tổ chức tín dụng phi ngân hàng?
Cơ cấu tổ chức quản lý của Tổ chức tín dụng phi ngân hàng?
Ban biên tập cho tôi hỏi: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm gì trong việc phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trả lời: Pháp luật nước ta có quy định về khái niệm rửa tiền và tài trợ khủng bố như sau:
- Rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có, bao gồm:
+ Hành vi được quy định trong Bộ luật hình sự;
+ Trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có;
+ Chiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản đó do phạm tội mà có, nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản.
- Tài trợ khủng bố là hành vi huy động, hỗ trợ tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố.
Rửa tiền và tài trợ khủng bố là hai hoạt động vi phạm pháp luật nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến an toàn xã hội. Theo đó, tại Điều 11 Luật các tổ chức tín dụng 2010 có quy định về trách nhiệm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong việc phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố như sau:
- Không được che giấu, thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến khoản tiền đã có bằng chứng về nguồn gốc bất hợp pháp;
- Xây dựng quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố;
- Thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố;
- Hợp tác với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc điều tra hoạt động rửa tiền, tài trợ khủng bố.
Trên đây là nội dung giải đáp về trách nhiệm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong việc phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố.
Ai được quy định trong Điều lệ thì có thể trở thành người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng đúng không?
Ban biên tập hãy giải đáp giúp tôi thắc mắc sau đây: Ai được quy định trong Điều lệ thì có thể trở thành người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng đúng không? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời: Về vấn đề này thì tại Khoản 1 Điều 12 Luật các tổ chức tín dụng 2010 có quy định như sau:
Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng được quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng và phải là một trong những người sau đây:
+ Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng;
+ Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng.
=> Như vậy, theo quy định này thì chỉ Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng được quy định trong Điều lệ thì mới có thể trở thành người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng. Những người khác nếu không thuộc các trường hợp nêu trên thì dù có được ghi tên vào Điều lệ cũng không thể trở thành người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng bạn nhé.
Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý là người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng phải cư trú tại Việt Nam, trường hợp vắng mặt ở Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác là người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng đang cư trú tại Việt Nam để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
Trên đây là nội dung giải đáp về người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng.
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng có cơ cấu tổ chức quản lý như thế nào?
Theo tôi được biết tại các tổ chức tín dụng phi ngân hàng không có hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân tổ chức gồm các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính,... Anh chị cho tôi hỏi theo quy định hiện nay thì tổ chức tín dụng phi ngân hàng có cơ cấu quản lý như thế nào? Xin giải đáp giúp tôi.
Trả lời: Theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 Luật tổ chức tín dụng 2010 thì: "Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là Loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác."
Theo quy định tại Điều 24 Thông tư 30/2015/TT-NHNN thì Cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức tín dụng phi ngân hàng như sau:
- Tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải có cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý, điều hành, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro, hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp với loại hình hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức tín dụng phi ngân hàng cổ phần gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc).
- Cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức tín dụng phi ngân hàng trách nhiệm hữu hạn bao gồm: Hội đồng thành viên, Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc).
Trên đây là quy định về cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
Trân trọng!
Lê Bảo Y