Việc xây dựng phương án ứng phó thiên tai là thẩm quyền thuộc bộ, cơ quan ngang bộ đúng hay không?

Việc xây dựng phương án ứng phó thiên tai là thẩm quyền thuộc bộ, cơ quan ngang bộ đúng không? Trách nhiệm hướng dẫn, xây dựng, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai thuộc về ai? 

Việc xây dựng phương án ứng phó thiên tai là thẩm quyền thuộc bộ, cơ quan ngang bộ đúng không?

Căn cứ Khoản 3 Điều 22 Luật Luật phòng, chống thiên tai năm 2013 quy định về phương án ứng phó thiên tai như sau:

Phương án ứng phó thiên tai được xây dựng ở địa phương, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan, tổ chức khác; phương án ứng phó thiên tai được rà soát, điều chỉnh, bổ sung hằng năm.

Như vậy, việc xây dựng phương án ứng phó thiên tai là thẩm quyền thuộc bộ, cơ quan ngang bộ. Bên cạnh đó phương án ứng phó thiên tai còn được xây dựng ở địa phương, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan, tổ chức khác.

Trách nhiệm hướng dẫn, xây dựng, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai thuộc về ai? 

Căn cứ Khoản 4 Điều 22 Luật Luật phòng, chống thiên tai năm 2013 quy định về phương án ứng phó thiên tai như sau:

Trách nhiệm hướng dẫn, xây dựng, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai được quy định như sau:

- Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó tương ứng với các cấp độ rủi ro thiên tai;

- Thủ trưởng cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức xây dựng và phê duyệt phương án ứng phó thiên tai của cơ quan, đơn vị mình, gửi đến Ủy ban nhân dân địa phương có liên quan trên địa bàn và cơ quan cấp trên để phối hợp chỉ đạo thực hiện;

- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm tổ chức xây dựng và phê duyệt phương án ứng phó thiên tai, gửi phương án ứng phó thiên tai đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan, Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai, Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn để phối hợp chỉ đạo thực hiện;

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức xây dựng và phê duyệt phương án ứng phó thiên tai phù hợp với đặc điểm thiên tai của địa phương gửi Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp để phối hợp chỉ đạo thực hiện. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi phương án ứng phó thiên tai về Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn để theo dõi và phối hợp chỉ đạo thực hiện.

Trân trọng!

 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ quan ngang bộ

Phan Hồng Công Minh

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào