Đương sự có được sử dụng tiếng dân tộc của mình trong thi hành án dân sự hay không?
Đương sự có được sử dụng tiếng dân tộc của mình trong thi hành án dân sự hay không?
Theo quy định pháp luật hiện hành thì đương sự thì có được sử dụng tiếng dân tộc của mình trong thi hành án dân sự hay không?
Trả lời:
Căn cứ Khoản 1 Điều 8 Luật thi hành án dân sự 2008 quy định như sau:
Tiếng nói và chữ viết dùng trong thi hành án dân sự là tiếng Việt.
Đương sự có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình nhưng phải có người phiên dịch. Đương sự là người dân tộc thiểu số mà không biết tiếng Việt thì cơ quan thi hành án dân sự phải bố trí phiên dịch.
Như vậy, Bị đơn có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình nhưng phải có người phiên dịch theo quy định pháp luật trên.
Biện pháp áp dụng khẩn cấp của Tòa có ngăn được phá hủy tài sản đang tranh chấp của đương sự?
Nhà tôi có tranh chấp nhà đất với bà Thủy nhưng mà Tòa chưa giải quyết đến nay được 5 năm. Bà Thủy cho người xuống nhà tôi đập phá để lấy nhà. Tôi có đi xin tờ giấy, Tòa án gửi tôi một quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Vậy cho hỏi, như vậy có ngăn chặn được việc bà Thủy xuống đập phá tài sản không?
Trả lời:
Theo Điều 139 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 hiệu lực của quyết định áp dụng biện pháp tạm thời có hiệu lực ngay, và Tòa án sẽ gửi quyết định áp dụng cho người có yêu cầu, người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và Viện kiểm sát cùng cấp.
Khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp sẽ phải thi hành quyết định này (Khoản 1 Điều 142 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).
Theo Điều 130 Luật thi hành án hình sự 2008 quy định trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì chấp hành viện sẽ áp dụng một số biện pháp cưỡng chế hay các các biện pháp bảo đảm để thi hành quyết định đó.
Cho nên, khi Tòa gửi quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thì cơ quan thi hành án sẽ áp dụng các biện pháp để ngăn chặn sự phá hủy của bà Thủy đối với căn nhà đang tranh chấp.
Đương sự thỏa thuận giải quyết khi bản án có hiệu lực có được không?
Tôi có vay anh Thọ một khoản tiền 50 triệu đồng, và bản án số 123/ST-DS tuyên ngày 20/11/2018 nhưng khi sau đó chúng tôi tự thỏa thuận việc thi hành bản án đó, thỏa thuận như sau: Tôi sẽ trả cho anh Thọ 20 triệu vào ngày 10/12/2018 và 30 triệu còn lại anh Thọ cho gia đình tôi trả dần đến ngày 20/12/2019 buộc phải trả xong toàn bộ tiền gốc và lãi phát sinh. Với lãi suất là 10%. Việc thỏa thuận này được pháp luật công nhận không?
Trả lời:
Theo Khoản 1 Điều 6 Luật thi hành án dân sự 2008 quy định sự thỏa thuận thi hành án của đương sự, cụ thể như sau:
"Đương sự có quyền thoả thuận về việc thi hành án, nếu thoả thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Kết quả thi hành án theo thoả thuận được công nhận.
Theo yêu cầu của đương sự, Chấp hành viên có trách nhiệm chứng kiến việc thoả thuận về thi hành án."
Như vậy, bạn và anh Thọ có thể tự thỏa thuận việc thi hành án, nhưng thỏa thuận đó không trái điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Theo nội dung bạn đã thỏa thuận thì nội dung này được pháp luật công nhận.
Trân trọng!
Mạc Duy Văn