Có nhất thiết các bên đối mặt tại buổi hòa giải không?
Có nhất thiết các bên phải đối mặt tại buổi hòa giải không?
Căn cứ Khoản 4 Điều 22 Luật hòa giải đối thoại tại Tòa án 2020 quy định về phương thức hòa giải, đối thoại tại Tòa án như sau:
Hòa giải viên có thể tiến hành hòa giải, đối thoại có mặt các bên hoặc gặp riêng từng bên; yêu cầu mỗi bên trình bày ý kiến của mình về các vấn đề của vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính; đề xuất phương án, giải pháp hòa giải, đối thoại.
Như vậy, các bên không nhất thiết phải đối mặt tại buổi đối thoại, hòa giải. Trong trường hợp này, Hòa giải viên có thể tiến hành hòa giải, đối thoại và gặp riêng từng bên, yêu cầu mỗi bên trình bày ý kiến của mình về các vấn đề của vụ việc, đề xuất phương án, giải pháp hòa giải, đối thoại.
Có được ủy quyền cho người khác tham gia đối thoại tại buổi hòa giải không?
Căn cứ Khoản 2 Điều 25 Luật hòa giải đối thoại tại Tòa án 2020 quy định về thành phần phiên hòa giải, đối thoại tại Tòa án như sau:
Các bên có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia hòa giải, đối thoại; đồng thời phải thông báo bằng văn bản về họ, tên, địa chỉ của người đại diện cho bên kia và Hòa giải viên biết. Đối với hòa giải việc ly hôn, các bên trong quan hệ vợ, chồng phải trực tiếp tham gia hòa giải.
Như vậy các bên có thể ủy quền cho người thứ 3 đại diện tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Đối với Đối với hòa giải việc ly hôn, các bên trong quan hệ vợ, chồng phải trực tiếp tham gia hòa giải.
Trong trường hợp của bạn, đây là buổi hòa giải việc ly hôn, như vậy bạn phải thực tiếp tham gia buổi hòa giải. Bạn cũng có thể từ chối tham gia hòa giải theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 8 Luật hòa giải đối thoại tại Tòa án 2020.
Trân trọng!
Phan Hồng Công Minh