Sẽ bị tòa án nơi nào xét xử nếu như nơi phạm tội và hộ khẩu thường trú ở 2 tỉnh khác nhau?
Nơi phạm tội và hộ khẩu thường trú ở 2 tỉnh khác nhau thì bị tòa án nơi nào xét xử?
Tại Khoản 1 Điều 269 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 có quy định thẩm quyền theo lãnh thổ như sau:
1. Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là Tòa án nơi tội phạm được thực hiện. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi kết thúc việc điều tra.
2. Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu xét xử ở Việt Nam thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước xét xử. Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng ở trong nước của bị cáo thì tùy trường hợp, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giao cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hoặc Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng xét xử.
Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự thì Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử theo quyết định của Chánh án Tòa án quân sự trung ương.
Như vậy, căn cứ theo quy định của pháp luật thì tòa án nơi tội phạm thực hiện sẽ là nơi có thẩm quyền xét xử. Trong trường hợp trên người quen của bạn sẽ bị tòa án tại tỉnh Long An xét xử. Tuy nhiên, tùy theo mức độ phạm tội mà tòa án cấp huyện hoặc tòa án cấp tỉnh tại Long An sẽ xét xử trường hợp trên.
Phạm nhiều tội thuộc thẩm quyền xét xử của các Tòa án khác cấp thì thẩm quyền xét xử thuộc về ai?
Tại Điều 271 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 có quy định về việc xét xử bị cáo phạm nhiều tội thuộc thẩm quyền của các Tòa án khác cấp như sau:
Khi bị cáo phạm nhiều tội, trong đó có tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp trên thì Tòa án cấp trên xét xử toàn bộ vụ án.
Như vậy, trong trường hợp người phạm nhiều tội và những tội đó thuộc thẩm quyền xét xử thuộc các tòa án các cấp khác nhau thì tòa án cấp trên sẽ xét xử toàn bộ vụ án.
Trân trọng!
Huỳnh Minh Hân