Thế nào là giảng viên thỉnh giảng trong mở ngành đào tạo?

Giảng viên thỉnh giảng trong mở ngành đào tạo là gì? Giảng viên có chuyên môn phù hợp để giảng dạy chương trình đào tạo được quy định như thế nào? Nhờ anh chị tư vấn, em cảm ơn anh chị.

Giảng viên thỉnh giảng trong mở ngành đào tạo là gì?

Tại Khoản 9 Điều 2 Thông tư 02/2022/TT-BGDĐT có quy định về giảng viên thỉnh giảng trong mở ngành đào tạo:

Điều 2: Giải thích từ ngữ

9. Giảng viên thỉnh giảng trong mở ngành đào tạo là người không thuộc diện theo quy định tại khoản 8 Điều này nhưng có ký hợp đồng thỉnh giảng với cơ sở đào tạo theo quy định của pháp luật, giảng dạy theo kế hoạch được phân công tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký mở ngành, được cơ sở đào tạo trả lương, thù lao theo hợp đồng thỉnh giảng với cơ sở đào tạo.

Giảng viên có chuyên môn phù hợp để giảng dạy chương trình đào tạo

Tại Khoản 10 Điều 2 Thông tư 02/2022/TT-BGDĐT có quy định về giảng viên có chuyên môn phù hợp để giảng dạy chương trình đào tạo, cụ thể:

Điều 2. Giải thích từ ngữ

10. Giảng viên có chuyên môn phù hợp để giảng dạy chương trình đào tạo là giảng viên được đào tạo ở trình độ và ngành có kiến thức chuyên môn phù hợp để giảng dạy các học phần trong chương trình đào tạo của ngành dự kiến mở; đồng thời đã có kinh nghiệm giảng dạy đại học tối thiểu từ 02 năm trở lên đối với các học phần tương ứng trong chương trình đào tạo của ngành dự kiến mở hoặc đã có các công trình khoa học liên quan đến nội dung được dự kiến phân công giảng dạy được công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước hoặc quốc tế trong thời gian 05 năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị mở ngành đào tạo.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giảng viên thỉnh giảng

Huỳnh Minh Hân

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào