Quy định về danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” và danh hiệu "Chiến sỹ thi đua Tổng Liên đoàn" trong tổ chức công đoàn?
Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” trong tổ chức công đoàn
Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” trong tổ chức công đoàn quy định tại Điều 26 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1689/QĐ-TLĐ năm 2019, cụ thể:
- Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” được xét tặng cho cá nhân có thành tích xuất sắc tiêu biểu nhất được lựa chọn trong số những cá nhân có hai lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua Tổng Liên đoàn”, trong đó có 6 năm liên tục đạt chiến sỹ thi đua cơ sở.
- Sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học để làm căn cứ xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” phải đạt hiệu quả cao, có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc và được Hội đồng sáng kiến, Hội đồng khoa học cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương xem xét, công nhận, đánh giá mức độ ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học đó.
- Thời điểm xét phong tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” là năm liền kề với năm đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua Tổng Liên đoàn” lần thứ hai.
Danh hiệu "Chiến sỹ thi đua Tổng Liên đoàn" trong tổ chức công đoàn
Danh hiệu "Chiến sỹ thi đua Tổng Liên đoàn" trong tổ chức công đoàn quy định tại Điều 27 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1689/QĐ-TLĐ năm 2019, cụ thể:
- Danh hiệu "Chiến sỹ thi đua Tổng Liên đoàn" được xét tặng cho cá nhân có thành tích xuất sắc tiêu biểu nhất, được lựa chọn trong số những cá nhân có ba lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”.
- Sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học để làm căn cứ xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua Tổng Liên đoàn” phải đạt hiệu quả cao và có phạm vi ảnh hưởng tích cực trong hoạt động Công đoàn ở Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương.
Hội đồng khoa học, sáng kiến cấp Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn có trách nhiệm giúp Ban Thường vụ xem xét, công nhận và đánh giá mức độ ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học đó.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật