NLĐ đã đóng đủ 20 năm thì không cần phải đóng BHXH nữa không?

Theo quy định của pháp luật thì NLĐ nghỉ dịch được trả lương thì có được đóng BHXH? Ngừng làm việc do dịch Covid-19 thì mức đóng BHXH như thế nào? NLĐ đã đóng đủ 20 năm thì không cần phải đóng BHXH nữa không?

NLĐ nghỉ dịch được trả lương thì có được đóng BHXH?

Công ty chúng tôi có kế hoạch cho toàn bộ nhân viên nghỉ dịch từ 2-3 tháng, trong thời gian này công ty hỗ trợ mỗi tháng là 4.420.000 đ/tháng/người. Trong trường hợp này công ty có thể tạm ngưng không đóng Bảo hiểm xã hội hay không?

Trả lời: Khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 quy định trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:

Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:

- Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;

- Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.

Bên cạnh đó, Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng như sau:

- Mức 4.420.000 đồng/tháng: Doanh nghiệp thuộc vùng I.

- Mức 3.920.000 đồng/tháng: Doanh nghiệp thuộc vùng II.

- Mức 3.430.000 đồng/tháng: Doanh nghiệp thuộc vùng III.

- Mức 3.070.000 đồng/tháng: Doanh nghiệp thuộc vùng IV.

Do đó, doanh nghiệp tạm dừng hoạt động bởi dịch Covid-19 thì người lao động sẽ được trả lương theo thỏa thuận nhưng phải bảo đảm quy định trên.

Bên cạnh đó, Khoản 8 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định như sau:

Người lao động ngừng việc theo quy định của pháp luật về lao động mà vẫn được hưởng tiền lương thì người lao động và đơn vị thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo mức tiền lương người lao động được hưởng trong thời gian ngừng việc.

Như vậy, nếu công ty cho NLĐ nghỉ làm mà được trả lương ngừng việc thì công ty vẫn phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Mức đóng BHXH sẽ được tính theo tiền lương được hưởng trong thời gian ngừng việc.

Ngừng làm việc do dịch Covid-19 thì mức đóng BHXH như thế nào?

Cho em hỏi, công ty em cho ngừng việc do thực hiện giãn cách xã hội. Em vẫn được nhận lương tối thiểu vùng ạ. Vậy mức đóng BHXH của em được đóng như thế nào?

Trả lời: Theo Khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 quy định trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:

Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:

- Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;

- Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.

Bên cạnh đó, Khoản 8 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định như sau:

Người lao động ngừng việc theo quy định của pháp luật về lao động mà vẫn được hưởng tiền lương thì người lao động và đơn vị thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo mức tiền lương người lao động được hưởng trong thời gian ngừng việc.

Như vậy, nếu công ty cho NLĐ nghỉ làm mà được trả lương ngừng việc thì công ty vẫn phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Mức đóng BHXH sẽ được tính theo tiền lương được hưởng trong thời gian ngừng việc.

NLĐ đã đóng đủ 20 năm thì không cần phải đóng BHXH nữa không?

NLĐ nam bên đơn vị 55 tuổi, đã đóng đủ 20 năm BHXH. Bây giờ chú vẫn làm nhưng không muốn đóng BHXH nữa và nói là đủ 20 năm rồi thì thôi. Vậy bên mình ngừng đóng BHXH cho chú có được không?

Trả lời: Theo Khoản 1 Điều 168 Bộ luật lao động 2019 quy định về tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trong đó:

Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; người lao động được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.

Khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động tham gia các hình thức bảo hiểm khác đối với người lao động.

Và tại Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

...

Như vậy, đối với người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn đủ từ 01 tháng trở lên là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Do đó, mặc dù NLĐ này đã đóng đủ 20 năm tuy nhiên do NLĐ vẫn chưa đủ tuổi về hưu thì công ty và NLĐ vẫn phải có trách nhiệm đóng BHXH bắt buộc.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thu bảo hiểm xã hội

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào