Em ruột thì có quyền thay chị yêu cầu ly hôn không? Con 22 tuổi có được làm đơn ly hôn thay cho mẹ hay không?
Em ruột thì có quyền thay chị yêu cầu ly hôn không?
Chị ruột của tôi đang nằm bệnh viện. Chị tôi muốn ly hôn với anh rể vậy tôi có thể thay chị tôi yêu cầu Tòa giải quyết ly hôn có được không?
Trả lời: Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:
“Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.”
Như vậy, bạn là có thể thay chị yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn nếu chị bạn là nạn dân bạo lực do chồng gây ra. Còn nếu không thuộc các trường hợp nêu trên thì bạn sẽ không được thay chị mình yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
Con 22 tuổi có được làm đơn ly hôn thay cho mẹ không?
Em năm nay 22 tuổi rồi, em thấy cuộc sống bố mẹ không hạnh phúc, mẹ em chịu thiệt thòi quá nhiều. Vì vậy em muốn tự làm đơn ly hôn rồi gửi lên Tòa án yêu cầu giả quyết ly hôn thay mẹ được không?
Trả lời: Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Theo đó, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Và Khoản 19 Điều 3 Luật này quy định:
Người thân thích là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời.
Theo quy định nêu trên, bạn (là con) có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn nếu mẹ bạn bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do bố bạn gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của mẹ.
Vợ sống chung với người khác sau ly hôn, chồng giành lại quyền nuôi con được không?
Tôi và vợ đã li hôn hơn một năm thì vợ tôi dẫn người đàn ông khác về sống chung với nhau như vợ chồng. Vậy thì tôi có thể giành lại quyền nuôi con không vì khi li hôn tòa giao 2 đứa con cho vợ tôi nuôi dưỡng và tôi cấp dưỡng hàng tháng là 3 triệu.
Trả lời: Khoản 1, Khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
- Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
- Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
+ Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
+ Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
=> Căn cứ quy định này, anh có thể thay đổi người nuôi con nếu:
- 2 vợ chồng anh thỏa thuận, thống nhất về việc thay đổi người nuôi con là anh.
- Trường hợp không thỏa thuận được thì anh có thể yêu cầu thay đổi người nuôi con nếu vợ không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Không rõ việc vợ anh chung sống với một người đàn ông khác sau ly hôn có làm ảnh hưởng đến việc chị chăm sóc, nuôi dưỡng con hay không? Nếu vì chung sống với người đàn ông khác mà vợ anh không chăm sóc con, các điều kiện về thời gian, chi phí,...không đảm bảo cho con thì anh có thể khởi kiện Tòa án để giành lại quyền nuôi con.
Trân trọng!
Lê Bảo Y