Thuê luật sư nước ngoài cần thông báo cho cơ quan có thẩm quyền không? Điều kiện hành nghề luật sư nước ngoại tại Việt Nam?

Thuê luật sư nước ngoài cần thông báo cho cơ quan có thẩm quyền nào không? Điều kiện hành nghề của luật sư nước ngoại tại Việt Nam? Xin hỏi công ty chúng tôi định thuê một luật sư nước ngoài nhằm hõ trợ nội dung tranh tụng mang yếu tố nước ngoài thì việc thuê này sẽ phải thông báo cho cơ quan nhà nước nào? Điều kiện để người nước ngoài được hành nghề?

Thuê luật sư nước ngoài cần thông báo cho cơ quan có thẩm quyền nào không?

Căn cứ theo Điều 16 Nghị định 123/2013/NĐ-CP quy định về việc thuê luật sư nước ngoài làm việc cho tổ chức hành nghề luật sư như sau:

Tổ chức hành nghề luật sư có thể ký kết hợp đồng lao động thuê luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề tại Việt Nam làm việc cho tổ chức mình. Quyền và nghĩa vụ của luật sư nước ngoài làm thuê cho tổ chức hành nghề luật sư được thỏa thuận trong hợp đồng phù hợp với Luật luật sư, Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày ký kết hợp đồng lao động thuê luật sư nước ngoài, tổ chức hành nghề luật sư phải thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động kèm theo hợp đồng lao động.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động thuê luật sư nước ngoài, tổ chức hành nghề luật sư phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động.

Như vậy, theo quy định hiện hành thì hợp đồng thuê luật sư nước ngoài phải có văn bản thông báo đến Sở Tư pháp, Bộ Tư pháp về vấn đề này.

Điều kiện hành nghề của luật sư nước ngoại tại Việt Nam

Căn cứ theo Khoản 29 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định về việc luật sư nước ngoài đáp ứng đủ các điều kiện sau đây thì được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam như sau:

1. Có Chứng chỉ hành nghề luật sư đang còn hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp;

2. Có kinh nghiệm tư vấn pháp luật nước ngoài, pháp luật quốc tế;

3. Cam kết tuân thủ Hiến pháp, pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam;

4. Được tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài cử vào hành nghề tại Việt Nam hoặc được chi nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư của Việt Nam đồng ý tuyển dụng vào làm việc tại các tổ chức đó.

Như vậy, ngoài việc phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền luật sư nước ngoài cũng phải đáp ứng những điều kiện phía trên để nhận được giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Luật sư nước ngoài

Võ Ngọc Nhi

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào