Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược thì đối tượng nào sẽ phải có Chứng chỉ hành nghề dược?
Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược thì đối tượng nào phải có Chứng chỉ hành nghề dược?
Vị trí công việc phải có Chứng chỉ hành nghề dược được quy định tại Điều 11 Luật Dược 2016 như sau:
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dược.
- Người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
- Người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Do đó, một số đối tượng khác phải có chứng chỉ hành nghề dược như: Người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc; Người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Khi nào thì Chứng chỉ hành nghề dược hết hiệu lực?
Về vấn đề này tại Khoản 1 Điều 29 Luật Dược 2016 có quy định như sau:
Chứng chỉ hành nghề dược hết hiệu lực khi người hành nghề chết hoặc mất tích theo quyết định, bản án của Tòa án hoặc không có giấy xác nhận hoàn thành đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề dược hoặc kể từ ngày có giấy xác nhận hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược gần nhất.
Ngoài ra, cần lưu ý là mỗi cá nhân chỉ được cấp một Chứng chỉ hành nghề dược. Trên Chứng chỉ hành nghề dược ghi đầy đủ phạm vi hành nghề mà người có Chứng chỉ hành nghề dược đáp ứng Điều kiện và được phép hành nghề. Chứng chỉ hành nghề dược không quy định thời hạn hiệu lực và có giá trị trong phạm vi cả nước.
Trên đây là nội dung giải đáp về việc hết hiệu lực của Chứng chỉ hành nghề dược. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về vấn đề này tại Luật Dược 2016
Trân trọng!
Lê Bảo Y