Quy định về việc rút đơn khởi kiện tại phiên tòa phúc thẩm vụ án hành chính?
Quy định về rút đơn khởi kiện tại phiên tòa phúc thẩm vụ án hành chính?
Việc rút đơn khởi kiện tại phiên tòa phúc thẩm vụ án hành chính được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi tên là Tuấn Minh. Tôi có đến tham dự một phiên toà phúc thẩm vụ án hành chính liên quan đến giải quyết khiếu kiện dnah sách cử tri. Trong phiên toà, người khởi kiện muốn rút đơn khởi kiện. Vậy xin cho tôi hỏi: việc rút đơn khởi kiện tại phiên tòa phúc thẩm vụ án hành chính được quy định như thế nào? Rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn.
Trả lời:
Việc rút đơn khởi kiện tại phiên tòa phúc thẩm vụ án hành chính đã được quy định cụ thể tại Điều 234 Luật Tố tụng Hành chính 2015.
Theo đó, việc rút đơn khởi kiện tại phiên tòa phúc thẩm vụ án hành chính được quy định như sau:
1. Tại phiên tòa phúc thẩm mà người khởi kiện rút đơn khởi kiện thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi người bị kiện có đồng ý hay không và tùy từng trường hợp mà giải quyết như sau:
a) Người bị kiện không đồng ý thì không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của người khởi kiện;
b) Đương sự đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của người khởi kiện. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Trường hợp này, đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu một nửa án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án thì người khởi kiện có quyền khởi kiện lại vụ án theo thủ tục do Luật này quy định nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc rút đơn khởi kiện tại phiên tòa phúc thẩm vụ án hành chính. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Tố tụng Hành chính 2015.
Rút đơn khởi kiện trước phiên tòa phúc thẩm vụ án hành chính
Việc rút đơn khởi kiện trước phiên tòa phúc thẩm vụ án hành chính được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi tên là Trần Nhi, quê ở Bình Dương. Vừa qua, tôi có gửi đơn kháng cáo bản án sơ thẩm của Toà án về giải quyết khiếu kiện kỷ luật buộc thôi việc. Tuy nhiên, nay tôi muốn rút đơn khởi kiện trước phiên tòa phúc thẩm. Vậy xin cho tôi hỏi pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này. Xin chân thành cảm ơn.
Trả lời:
Việc rút đơn khởi kiện trước phiên tòa phúc thẩm vụ án hành chính đã được quy định cụ thể tại Điều 234 Luật Tố tụng Hành chính 2015.
Theo đó, việc rút đơn khởi kiện trước phiên tòa phúc thẩm vụ án hành chính được quy định như sau:
1. Trước khi mở phiên tòa phúc thẩm mà người khởi kiện rút đơn khởi kiện thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi người bị kiện có đồng ý hay không và tùy từng trường hợp mà giải quyết như sau:
a) Người bị kiện không đồng ý thì không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của người khởi kiện;
b) Đương sự đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của người khởi kiện. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Trường hợp này, đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu một nửa án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án thì người khởi kiện có quyền khởi kiện lại vụ án theo thủ tục do Luật này quy định nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc rút đơn khởi kiện trước phiên tòa phúc thẩm vụ án hành chính. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Tố tụng Hành chính 2015.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có được coi là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính không?
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có được coi là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính không? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giúp tôi. Xin cám ơn!
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Luật tố tụng hành chính năm 2015 thì quyết định hành chính là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính được hiểu như sau:
“1. Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đóban hành quyết định về vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.
2. Quyết định hành chính bị kiện là quyết định quy định tại khoản 1 Điều này mà quyết định đó làm phát sinh, thay đổi, hạn chế, chấm dứt quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc có nội dung làm phát sinh nghĩa vụ, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.”
Theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật đất đai năm 2013 thì: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”.
Căn cứ vào các quy định nêu trên thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là quyết định hành chính; nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật tố tụng hành chính năm 2015 thì là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính.
Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về vấn đề: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có được coi là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính không? Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.
Trân trọng!
Lê Bảo Y