Quy định về quyền quyết định và tự định đoạt của người khởi kiện ở trong tố tụng hành chính?
Quy định về quyền quyết định và tự định đoạt của người khởi kiện trong tố tụng hành chính?
Quyền quyết định và tự định đoạt của người khởi kiện trong tố tụng hành chính là gì? Em vừa mới khởi kiện hành vi cưỡng chế phá dỡ nhà trái phép của cán bộ địa chính xã lên Toà án. Em được biết người khởi kiện có quyền quyết định và tự định đoạt. Vậy xin cho em hỏi: quyền quyết định và tự định đoạt của người khởi kiện trong tố tụng hành chính là gì? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Em rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn.
Trả lời: Quyền quyết định và tự định đoạt của người khởi kiện trong tố tụng hành chính đã được quy định cụ thể tại Điều 8 Luật Tố tụng Hành chính 2015.
Theo đó, quyền quyết định và tự định đoạt của người khởi kiện trong tố tụng hành chính được hiểu như sau:
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền quyết định việc khởi kiện vụ án hành chính. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ án hành chính khi có đơn khởi kiện của người khởi kiện. Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, người khởi kiện có quyền thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu khởi kiện, thực hiện các quyền tố tụng khác của mình theo quy định của Luật Tố tụng Hành chính 2015.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về quyền quyết định và tự định đoạt của người khởi kiện trong tố tụng hành chính.
Người khởi kiện rút đơn khởi kiện trước khi mở phiên toà hoặc tại phiên toà phúc thẩm
Trước khi mở phiên toàn phúc thẩm vụ án hành chính đương sự đã chủ động rút đơn khởi kiện của mình, Tòa án giải quyết như thế nào?
Trả lời: Việc người khởi kiện rút đơn khởi kiện trước khi mở phiên toà hoặc tại phiên toà phúc thẩm được quy định tại Điều 234 Luật tố tụng hành chính 2015, cụ thể:
"Điều 234. Người khởi kiện rút đơn khởi kiện trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm
1. Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm mà người khởi kiện rút đơn khởi kiện thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi người bị kiện có đồng ý hay không và tùy từng trường hợp mà giải quyết như sau:
a) Người bị kiện không đồng ý thì không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của người khởi kiện;
b) Đương sự đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của người khởi kiện. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Trường hợp này, đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu một nửa án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án thì người khởi kiện có quyền khởi kiện lại vụ án theo thủ tục do Luật này quy định nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn."
Trên đây là quy định về việc người khởi kiện rút đơn khởi kiện trước khi mở phiên toà hoặc tại phiên toà phúc thẩm trong vụ án hành chinh.
Người khởi kiện trong tố tụng hành chính là gì?
Người khởi kiện trong tố tụng hành chính là gì? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Đây là câu hỏi mà em rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn. Em tên là: Trần Nhật Anh Nguyên, quê ở Bình Dương.
Trả lời: Khái niệm người khởi kiện trong tố tụng hành chính đã được quy định cụ thể tại Khoản 8 Điều 3 Luật Tố tụng Hành chính 2015.
Theo đó, người khởi kiện trong tố tụng hành chính được hiểu là: cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu ý dân (sau đây gọi chung là danh sách cử tri).
Như vậy, người khởi kiện có thể là: cơ quan, tổ chức hoặc cũng có thể là cá nhân.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về khái niệm người khởi kiện trong tố tụng hành chính. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Tố tụng Hành chính 2015.
Trân trọng!
Lê Bảo Y