Quy định về học phần và Tín chỉ khi đào tạo trung cấp chuyên nghiệp
Học phần và Tín chỉ khi đào tạo trung cấp chuyên nghiệp
Học phần và Tín chỉ khi đào tạo trung cấp chuyên nghiệp được quy định tại Khoản 1, 2 Điều 3 Quy chế ban hành Thông tư 24/2019/TT-BGDĐT, có quy định:
- Học phần là khối lượng kiến thức, kỹ năng tương đối hoàn chỉnh, thuận tiện cho người học tích lũy trong quá trình học tập. Kiến thức, kỹ năng trong mỗi học phần tương ứng với một mức trình độ theo năm học, được kết cấu riêng như một phần của môn học hoặc kết cấu dưới dạng tổ hợp từ nhiều môn học.
Mỗi học phần có khối lượng từ 2 đến 4 tín chỉ, nội dung được bố trí, sắp xếp giảng dạy và phân bố đều trong một học kỳ. Từng học phần được kí hiệu bằng một mã số riêng gọi là mã học phần do thủ trưởng cơ sở đào tạo giáo viên quy định.
- Có hai loại học phần, học phần bắt buộc và học phần tự chọn. Học phần bắt buộc là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức chính yếu của mỗi chương trình đào tạo, bắt buộc người học phải tích lũy. Học phần tự chọn là học phần bao gồm nội dung kiến thức, kỹ năng cần thiết để người học được tự chọn theo hướng dẫn của cơ sở đào tạo giáo viên nhằm đa dạng hóa hướng chuyên môn hoặc được tự chọn tùy ý để tích lũy đủ số học phần quy định cho mỗi chương trình;
Một tín chi được quy ra thành bao nhiêu tiết học?
Tại Khoản 4 Điều 3 Quy chế ban hành Thông tư 24/2019/TT-BGDĐT, có quy định:
Tín chỉ được sử dụng để tính khối lượng học tập của sinh viên. Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30-45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45 - 90 giờ thực tập; 45 - 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp.
Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được một tín chỉ sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân.
=> Như vậy, theo quy định nêu trên thì một tín chỉ sẽ được quy đổi thành số tiết học như trên, đối với tiết học lý thuyết sẽ khác với trường hợp học thực hành hoặc thí nghiệm.
Trân trọng.
Thư Viện Pháp Luật