Nhận cầm cố tài sản nhưng không lập hợp đồng cầm cố theo quy định của pháp luật bị phạt bao nhiêu tiền?
Nhận cầm cố tài sản nhưng không lập hợp đồng cầm cố theo quy định của pháp luật bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ, tại Khoản 3 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về việc phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi vi phạm các quy định về quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự sau đây:
a) Không duy trì đúng và đầy đủ các điều kiện về an ninh, trật tự trong quá trình hoạt động kinh doanh;
b) Cung cấp thông tin trong tài liệu không đúng thực tế để đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
c) Làm giả hồ sơ, tài liệu để đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
d) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự hoặc Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ;
đ) Cho mượn, cho thuê, mua, bán Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
e) Kinh doanh không đúng địa điểm ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
g) Trực tiếp giao con dấu cho khách hàng mà không chuyển con dấu cho cơ quan Công an có thẩm quyền để đăng ký theo quy định của pháp luật;
h) Cung cấp bản thiết kế mẫu con dấu của cơ quan, tổ chức cho những người không có thẩm quyền;
i) Nhận cầm cố tài sản nhưng không lập hợp đồng cầm cố theo quy định của pháp luật;
k) Nhận cầm cố tài sản mà không lưu giữ tài sản cầm cố hoặc không lưu giữ bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản cầm cố tại cơ sở kinh doanh trong thời gian cầm cố tài sản đối với tài sản theo quy định của pháp luật phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản đó;
l) Nhận cầm cố tài sản thuộc sở hữu của người khác nhưng không có giấy ủy quyền hợp lệ của người đó cho người mang tài sản đi cầm cố;
m) Bán hoặc cung cấp thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên cho những đối tượng không có giấy phép sử dụng loại thiết bị trên hoặc có giấy phép sử dụng nhưng không đúng nội dung ghi trong giấy phép của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
n) Sản xuất, nhập khẩu, mua, bán thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên vượt quá tiêu chuẩn về âm thanh, ánh sáng đối với các thiết bị còi, đèn theo quy định của pháp luật;
o) Sử dụng người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài làm người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ hoặc trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh hoặc làm nhân viên dịch vụ bảo vệ;
p) Không trang bị hoặc trang bị không đúng trang phục, biển hiệu cho nhân viên dịch vụ bảo vệ theo quy định của pháp luật;
q) Hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ nhưng không ký hợp đồng với cá nhân, tổ chức thuê dịch vụ bảo vệ;
r) Bán hoặc cung cấp thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động cho cơ quan, tổ chức, cá nhân chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoặc đồng ý bằng văn bản;
s) Sử dụng không đủ hoặc không sử dụng nhân viên bảo vệ là nhân viên của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ trong hoạt động kinh doanh vũ trường hoặc trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài, casino theo quy định của pháp luật;
t) Sử dụng nhân viên dịch vụ bảo vệ chưa được cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ.
Theo Khoản 7 Điều này cũng quy định về biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được đối với hành vi quy định tại các điểm đ, i, k, l, m, n và r khoản 3; các điểm d, đ và k khoản 4 và điểm b khoản 5 Điều này;
b) Buộc nộp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 3 Điều này.
Theo đó, hành vi vi phạm về việc nhận cầm cố tài sản nhưng không lập hợp đồng cầm cố theo quy định của pháp luật bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Kinh doanh dịch vụ cầm đồ cho vay tiền có cầm cố tài sản nhưng lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của BLDS bị phạt bao nhiêu tiền?
Bên cạnh đó, tại Khoản 4 Điều này quy định về việc phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi đối với hành vi vi phạm các quy định về quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự sau đây:
a) Hoạt động kinh doanh ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự khi chưa được cấp hoặc bị thu hồi hoặc đang bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
b) Thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi xâm hại đến an ninh, trật tự, hành vi vi phạm pháp luật, hành vi trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc tại cơ sở kinh doanh trực tiếp quản lý;
c) Sản xuất con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước khi chưa có Phiếu chuyển mẫu con dấu của cơ quan đăng ký mẫu con dấu theo quy định của pháp luật;
d) Kinh doanh dịch vụ cầm đồ cho vay tiền có cầm cố tài sản nhưng lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự;
đ) Không đăng ký ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự mà cho vay tiền có cầm cố tài sản hoặc không cầm cố tài sản nhưng lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự;
e) Không bảo quản tài sản cầm cố hoặc bảo quản tài sản cầm cố không đúng nơi đăng ký với cơ quan có thẩm quyền;
g) Cung cấp dịch vụ bảo vệ cho đối tượng, mục tiêu hoặc các hoạt động trái pháp luật;
h) Không ghi đầy đủ thông tin khách hàng vào sổ quản lý theo mẫu quy định và không lưu bản sao giấy tờ tùy thân của khách tham gia dịch vụ khi kinh doanh casino hoặc kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài;
i) Mua, bán, nhập khẩu hàng hóa, sản phẩm quân trang, quân dụng nhưng không lưu giữ đầy đủ hồ sơ, tài liệu theo quy định của pháp luật;
k) Bán hoặc cung cấp sản phẩm quân trang, quân dụng cho đối tượng chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoặc đồng ý bằng văn bản.
Như vậy, theo quy định hiện hành thì trong trường hợp Không ghi đầy đủ thông tin khách hàng vào sổ quản lý theo mẫu quy định khi kinh doanh casino hoặc kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với cá nhân và 20 triệu đến 40 triệu đối với tổ chức.
Trân trọng!
Võ Ngọc Nhi