Khi thay đổi nơi ở có bắt buộc phải thay đổi nơi nhận lương hưu?
Khi thay đổi nơi ở có bắt buộc phải thay đổi nơi nhận lương hưu?
Tại Điều 115 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, có quy định về việc chuyển nơi hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, như sau:
Điều 115. Chuyển nơi hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội
Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng chuyển đến nơi ở khác trong nước có nguyện vọng được hưởng bảo hiểm xã hội ở nơi cư trú mới thì có đơn gửi cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang hưởng.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
=> Như vậy, theo quy định nêu trên thì người đang hưởng lương hưu chuyển nơi sinh sống nếu có nguyện vọng được hưởng bảo hiểm xã hội nơi ở mới thì có thể làm thủ tục để chuyển. Như vậy, không bắt buộc mà tùy thuộc vào nguyện vọng của người đó.
Hồ sơ chuyển nơi hưởng lương hưu
Hồ sơ chuyển nơi hưởng lương hưu quy định tại Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019, cụ thể như sau:
Giải quyết chuyển hưởng đến địa bàn khác đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH: Truy cập Hệ thống lưu trữ điện tử tập trung để tra cứu hồ sơ đã được số hóa và thực hiện:
- Đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng chuyển hưởng trong địa bàn huyện: Chuyển đổi tổ chi trả theo địa bàn người hưởng đăng ký và báo giảm trên Hệ thống theo mẫu số 8-CBH.
- Đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng chuyển hưởng đến huyện khác trong hoặc ngoài địa bàn tỉnh: Lập Thông báo chuyển hưởng theo mẫu số 18-HSB, chuyển trên Hệ thống đến BHXH huyện nơi người hưởng đăng ký chuyển hưởng; báo giảm trên Hệ thống theo mẫu số 8-CBH. Đồng thời lập Thông báo về việc chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH gửi cho người hưởng theo mẫu số 23-HSB.
Trân trọng.
Thư Viện Pháp Luật