NLĐ được nghỉ không hưởng lương bao lâu? Em ruột tái hôn có thuộc trường hợp được nghỉ không hưởng lương?

Liên quan đến quy định về nghỉ không hưởng lương của người lao động. Cho hỏi, có được xin nghỉ không hưởng lương 5 tháng không? NLĐ được nghỉ không hưởng lương bao lâu? Em ruột tái hôn có thuộc trường hợp được nghỉ không hưởng lương theo luật định? Mong nhận phản hồi.

Có được xin nghỉ không hưởng lương 5 tháng không?

Em ký hợp đồng không xác định thời hạn với công ty từ năm 2019, tham gia đóng bảo hiểm theo quy định. Do gia đình có việc riêng, em muốn nghỉ việc không hưởng lương trong thời gian 05 tháng có được không?

Trả lời. Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau:

1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Theo quy định trên và thông tin cung cấp, trường hợp anh/chị muốn nghỉ việc không hưởng lương 05 tháng vì có việc gia đình thì được thỏa thuận với công ty về vấn đề này. 2 bên thống nhất với nhau về thời gian nghỉ không lương.

NLĐ được nghỉ không hưởng lương bao lâu?

Xin hỏi theo quy định hiện hành thì NLĐ được nghỉ việc không hưởng lương trong thời gian bao lâu vậy ạ? Mong sớm nhận được câu trả lời.

Trả lời. Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau:

1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Theo đó, công ty phải đảm bảo cho NLĐ nghỉ không hưởng lương 01 ngày khi NLĐ có ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

Ngoài những trường hợp này và trường hợp được nghỉ có hưởng lương theo quy định, NLĐ và công ty có quyền thỏa thuận với nhau về việc nghỉ không hưởng lương. Pháp luật không giới hạn thời gian nghỉ không hưởng lương là bao lâu; NLĐ, NSDLĐ được quyền thỏa thuận với nhau về vấn đề này.

Em ruột tái hôn có thuộc trường hợp được nghỉ không hưởng lương theo luật định?

Cho hỏi trường hợp em ruột tái hôn thì người anh có thuộc trường hợp được nghỉ không hưởng theo luật định không?

Trả lời: Tái hôn được hiểu là kết hôn lại. Khoản 2 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:

Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

Như vậy, người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi em ruột kết hôn (không phân biệt số lần kết hôn), cho nên khi em gái ruột tái hôn thì người anh sẽ được nghỉ không hưởng lương.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nghỉ không hưởng lương

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào