Ai sẽ được trang bị công cụ hỗ trợ? Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu công cụ hỗ trợ?
Ai được trang bị công cụ hỗ trợ?
Đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ được quy định tại Khoản 1 Điều 55 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 cụ thể là:
- Quân đội nhân dân;
- Dân quân tự vệ;
- Cảnh sát biển;
- Công an nhân dân;
- Cơ yếu;
- Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cơ quan thi hành án dân sự;
- Kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách, Kiểm ngư, lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thủy sản;
- Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan;
- Đội kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường;
- An ninh hàng không, lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải;
- Lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ;
- Ban Bảo vệ dân phố;
- Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động;
- Cơ sở cai nghiện ma túy;
- Các đối tượng khác có nhu cầu trang bị công cụ hỗ trợ thì căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu công cụ hỗ trợ?
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu công cụ hỗ trợ được quy định tại Khoản 1 Điều 54 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 cụ thể là:
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu công cụ hỗ trợ đối với tổ chức, doanh nghiệp không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu của tổ chức, doanh nghiệp;
- Bản sao Giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ;
- Giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ.
Các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu công cụ hỗ trợ ra nước ngoài thì phải chuẩn bị hồ sơ đề nghị nộp tại cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định kiểm tra, thẩm định, cấp Giấy phép nhập khẩu công cụ hỗ trợ trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trên đây là nội dung tư vấn về thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu công cụ hỗ trợ. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017.
Hồ sơ đề nghị trang bị công cụ hỗ trợ
Hồ sơ đề nghị trang bị công cụ hỗ trợ đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng được quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 56 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 cụ thể là:
Hồ sơ đề nghị bao gồm: văn bản đề nghị trang bị của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nêu rõ nhu cầu, điều kiện, số lượng, chủng loại công cụ hỗ trợ cần trang bị; bản sao quyết định thành lập cơ quan, tổ chức hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; bản sao quyết định thành lập lực lượng bảo vệ chuyên trách đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thành lập lực lượng bảo vệ chuyên trách; giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ;
Các tổ chức, doanh nghiệp không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng có nhu cầu trang bị công cụ hỗ trợ thì phải chuẩn bị hồ sơ đề nghị đầy đủ các loại giấy tờ trên đây nộp tại cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định xem xét cấp Giấy phép trang bị công cụ hỗ trợ và hướng dẫn cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện việc trang bị; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
Trên đây là nội dung tư vấn về hồ sơ đề nghị trang bị công cụ hỗ trợ. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017.
Trân trọng!
Lê Bảo Y