Khi nào người khởi kiện cần nộp lệ phí?

Khi nào người khởi kiện cần nộp lệ phí? Trong thời hạn bao nhiêu ngày người khởi kiện có quyền khiếu nại Quyết định trả lại đơn khởi kiện của Tòa án? Sau khi Tòa án trả lại đơn khởi kiện, người khởi kiện có quyền khiếu nại đến ai?

Người khởi kiện cần nộp lệ phí khi nào?

Chào Ban tư vấn, vừa qua có một người bạn hỏi tôi, giờ vợ chồng cậu ấy đều thuận tình ly hôn, do đó mà có ý định nộp đơn yêu cầu thuận tình ly hôn, thế thì sau khi phía Tòa án xem xét đơn mà không có gì cần chỉnh sửa thì cậu ấy cần nộp tạm ứng án phí hay tạm ứng lệ phí? Hay nói cách khác thì khi nào người khởi kiện cần nộp lệ phí?

Trả lời:

Tại Điều 143 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí; án phí, lệ phí như sau:

1. Tiền tạm ứng án phí bao gồm tiền tạm ứng án phí sơ thẩm và tiền tạm ứng án phí phúc thẩm.

2. Án phí bao gồm án phí sơ thẩm và án phí phúc thẩm.

3. Tiền tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự bao gồm tiền tạm ứng lệ phí sơ thẩm và tiền tạm ứng lệ phí phúc thẩm.

4. Lệ phí bao gồm lệ phí cấp bản sao bản án, quyết định và các giấy tờ khác của Tòa án, lệ phí nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự, lệ phí giải quyết việc dân sự và các khoản lệ phí khác mà luật có quy định.

Như vậy, với yêu cầu giải quyết việc dân sự (thuận tình ly hôn) thì cần phải nộp tạm ứng lệ phí theo quy định bạn nhé. Cụ thể căn cứ vào Danh mục án phí, lệ phí tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 thì án phí dân sự sơ thẩm đối với tranh chấp dân sự không có giá ngạch là 300 000 đồng. Trường hợp thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu 50% mức án phí (150.000đ)

Trong thời hạn bao nhiêu ngày người khởi kiện có quyền khiếu nại Quyết định trả lại đơn khởi kiện của Tòa án?

Xin chào, tôi tên Gia Vĩnh vừa qua tôi có nộp đơn khởi kiện vụ án dân sự ra Tòa án, sau thời gian tôi có nhận được các giấy tờ trả lại đơn khởi kiện để tôi bổ sung thêm, tuy nhiên, tôi thấy như vậy là đúng theo luật quy định nên tôi không đồng ý sửa, nên muốn khiếu nại, tuy nhiên chưa rõ là trong thời hạn bao nhiêu ngày người khởi kiện có quyền khiếu nại Quyết định trả lại đơn khởi kiện của Tòa án? (0123**)

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 194 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 có quy định:

- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện, người khởi kiện có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện.

Như vậy, nếu quá 10 ngày thì bạn không thể khiếu nại Quyết định trả lại đơn khởi kiện, nên nếu có khiếu nại thì nên khiếu nại ngay khi nhận được Quyết định hoặc khi trong thời hạn 10 ngày.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải mở phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị. Phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp và đương sự có khiếu nại; trường hợp đương sự vắng mặt thì Thẩm phán vẫn tiến hành phiên họp.

Sau khi Tòa án trả lại đơn khởi kiện, người khởi kiện có quyền khiếu nại đến ai?

Trước đây tôi có gửi đơn khởi kiện đến Tòa, tuy nhiên bị trả lại đơn sau đó, trong văn bản trả lại có ghi rõ nguyên nhân trả, nhưng tôi thấy không hợp lý nên muốn khiếu nại, vậy cho tôi hỏi: Sau khi Tòa án trả lại đơn khởi kiện, người khởi kiện có quyền khiếu nại đến ai?

Trả lời:

Tại Điều 194 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 có quy định trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày bạn nhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện, bạn có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện.

Ngay sau khi nhận được khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phải phân công một Thẩm phán khác xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị.

Như vậy, bạn có quyền gửi đơn khiếu nại đến Chánh án Tòa án nơi ra quyết định trả đơn khởi kiện của bạn.

Trân trọng!

 

Mạc Duy Văn

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào