Trường hợp trích xuất phạm nhân để đi gặp thân nhân thì có phải thực hiện thông báo cho Viện kiểm sát hay không?

Trường hợp trích xuất phạm nhân để đi gặp thân nhân thì có phải thực hiện thông báo cho Viện kiểm sát không? Cho tôi hỏi trường hợp, trích xuất phạm nhân để đi gặp thân nhân của mình thì có phải thực hiện việc thông báo tới Viện kiểm sát không? Lệnh trích xuất thì phải có những nội dung gì?   

Trường hợp trích xuất phạm nhân để đi gặp thân nhân thì có phải thực hiện thông báo cho Viện kiểm sát không?

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 20 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định về việc thông báo khi thực hiện việc trích xuất phạm nhân như sau:

Trường hợp Giám thị trại tạm giam, Trưởng nhà tạm giữ, Trưởng buồng tạm giữ của đồn biên phòng trích xuất người bị tạm giữ, người bị tạm giam đi khám bệnh, chữa bệnh thì phải thông báo ngay cho cơ quan đang thụ lý vụ án và Viện kiểm sát có thẩm quyền.

Như vậy, trong trường hợp thực hiện việc trích xuất phạm nhân để đi gặp người thân của phạm nhân thì không cần thiết phải thực hiện việc thông báo tới Viện kiểm sát có thẩm quyền.

Lệnh trích xuất cần phải có những nội dung gì?

Căn cứ vào Khoản 3 Điều 20 Luật thi hành tạm giữ tạm giam 2015 quy định về nội dung của lệnh trích xuất như sau:

Lệnh trích xuất phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

- Cơ quan, họ tên, chức vụ, cấp bậc người ra lệnh;

- Họ tên, năm sinh, quốc tịch, nơi cư trú, hành vi vi phạm pháp luật, ngày bị tạm giữ, ngày bị tạm giam của người được trích xuất;

- Mục đích và thời hạn trích xuất;

- Họ tên, chức vụ, cấp bậc, cơ quan của người làm nhiệm vụ áp giải người được trích xuất hoặc cơ quan làm nhiệm vụ áp giải;

- Họ tên, chức vụ, cấp bậc (nếu có) của người nhận trích xuất của cơ quan có thẩm quyền ra lệnh trích xuất;

- Ngày, tháng, năm ra lệnh; chữ ký của người ra lệnh và đóng dấu.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trích xuất phạm nhân

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào