Giấy triệu tập bị can có phải gửi tới UBND xã nơi hiện đang thường trú hay không?
Giấy triệu tập bị can có phải gửi tới UBND xã nơi hiện đang thường trú không?
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 182 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về việc triệu tập bị can như sau:
Giấy triệu tập bị can được gửi cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi bị can làm việc, học tập. Cơ quan, tổ chức nhận được giấy triệu tập có trách nhiệm chuyển ngay giấy triệu tập cho bị can.
Khi nhận giấy triệu tập, bị can phải ký nhận và ghi rõ giờ, ngày nhận. Người chuyển giấy triệu tập phải chuyển phần giấy triệu tập có ký nhận của bị can cho cơ quan đã triệu tập bị can; nếu bị can không ký nhận thì lập biên bản về việc đó và gửi cho cơ quan triệu tập bị can; nếu bị can vắng mặt thì có thể giao giấy triệu tập cho người thân thích của bị can có đủ năng lực hành vi dân sự để ký xác nhận và chuyển cho bị can.
Như vậy, khi cơ quan điều tra gửi giấy triệu tập bị can thì bắt buộc sẽ phải gửi cho hính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi bị can làm việc, học tập. Cơ quan, tổ chức nhận được giấy triệu tập có trách nhiệm chuyển ngay giấy triệu tập cho bị can.
Khi nào thì cơ quan điều tra được thực hiện việc hỏi cung bị can?
Tại Khoản 1 Điều 183 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về việc hỏi cung bị can như sau:
Việc hỏi cung bị can do Điều tra viên tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can. Có thể hỏi cung bị can tại nơi tiến hành điều tra hoặc tại nơi ở của người đó. Trước khi hỏi cung bị can, Điều tra viên phải thông báo cho Kiểm sát viên và người bào chữa thời gian, địa điểm hỏi cung. Khi xét thấy cần thiết, Kiểm sát viên tham gia việc hỏi cung bị can.
Như vậy, cơ quan điều tra có thể thực hiện việc hỏi cung bị can ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can.
Trân trọng!